• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Nguyên mẫu của nữ chính Sắc Giới: Một giai nhân tuyệt mỹ, một cuộc đời ly kỳ oanh liệt hơn cả phim

Lịch sử

Thậm chí Thang Duy còn xông vào tận con mắt của những nhà làm phim Hollywood. Nhưng cô còn chưa kịp ăn mừng đã bị phong sát (cấm mọi hoạt động văn nghệ).

1

Không ít người chỉ chú tâm vào ba phân cảnh đầy nhục dục trong phim, quan tâm tới liệu Lương Triều Vĩ và Thang Duy có giả diễn thành thật hay không, nhưng không ai chú ý tới bản thân cô gái Vương Giai Chi một lòng muốn giúp đất nước tiêu diệt Hán gian, mà bất chấp tất cả ấy.

Càng ít ai biết rằng, Trình Bình Như – cô gái là nguyên mẫu của Vương Giai Chi càng có một câu chuyện quá khứ đau lòng hơn gấp trăm lần Vương Giai Chi.

3

Trịnh Bình Như sinh năm 1918, người Lan Khê, Chiết Giang, là một danh viên tuyệt sắc thời Dân Quốc ở Thượng Hải, trong những năm chống Nhật, cô là có một thân phận khác – nằm vùng.

Trong lịch sử, Trịnh Bình Như không yêu phải Hán gian, cũng không phản bội đất nước, thậm chí tới chết cô cũng chưa từng để lộ thân phận của mình.

4

Cuộc đời cô còn đặc sắc hơn những gì trên phim.

Cô vốn là một tiểu thư đài các, nhưng rồi lại trở thành một nữ chiến sĩ. Cô là con lai Trung Nhật.

Dưới sự hun đúc của cả cha và mẹ, cô nói tiếng Nhật vô cùng lưu loát, thích nhu đạo và bơi lội, biết đàn dương cầm, hát kinh kịch, thậm chí còn có thể diễn kịch, có thể nói là đa tài đa nghệ, không khác gì một danh môn khuê tú.

6

Sau khi cha Trịnh Bình Như về nước trở thành giáo sư đại học Fudan, đồng thời ông còn là chủ toạ toà án tối cao Thượng Hải, vì thế từ nhỏ cô có không ít cơ hội theo cha mẹ tham dự các trường hợp long trọng.

Mái tóc xoăn ngang tai phong tình và thời trang, sóng mũi cao ngất, mặt mày như tranh, nụ cười như hoa, còn có hai cai xoáy đồng tiền đáng yêu, không biết cô gái trẻ này đã làm say mê bao đấng tài tử phong lưu thời bấy giờ.

5

Sở hữu dung mạo tuyệt sắc như vậy, đã định trước cuộc đời cô sẽ không được an nhàn.

Tờ báo Lương Hữu có sức ảnh hưởng nhất Thượng Hải thời bấy giờ mời cô làm người mẫu trang bìa, lúc ấy người có thể lên trang bìa của nó đều là những người như Hồ Điệp, Lục Tiểu Mạn, Tống Mỹ Linh, Nguyễn Linh Ngọc, ...

Trịnh Bình Như khi còn là một sinh viên đã có thể lên bìa của tạp chí nổi tiếng này, có thể thấy sức hấp dẫn của cô lớn nhường nào.

7

Ngày cô lên trang bìa cũng chính là lúc chiến tranh Trung Nhật bùng nổ toàn diện, gót sắt quân đội Nhật càn quét lên đất đai Trung Hoa, hàng tỉ người dân lâm vào cảnh dầu sôi lửa bỏng.

Bắt đầu từ trung học Trịnh Bình Như đã viết báo tường, truyền đơn và làm quần áo cho các thương binh, tuyên dương đả đảo người Nhật.

Trong một buổi vũ hội, cô còn phát biểu một bài diễn thuyết kháng Nhật. Đúng khi ấy Trần Bảo Hoa một đặc công lâu năm đang tìm kiếm một nhân viên tình báo, đã nhận ra cô chính là cô gái vừa lên bìa Lương Hữu cách đó không lâu, vô cùng ngạc nhiên.

8

Sau khi tìm hiểu, ông phát hiện cô không chỉ xinh đẹp mà còn có tư tưởng và lòng yêu nước sâu sắc, vả lại có bối cảnh gia đình rất đặc biệt, là một hạt mầm tốt để làm công tác tình báo.

Vào năm 20 tuổi, cô chính thức trở thành đặc công, chuyên sưu tập tình báo của Hán gian.

Dựa vào quan hệ bên nhà mẹ và vốn tiếng Nhật lưu loát, cô kết bạn với rất nhiều tướng lãnh cao cấp trong quân Nhật, lợi dụng vẻ đẹp và miệng lưỡi, cô gia nhập vào vòng giao tế của tầng lớp quan Nhật cao cấp đang đồn trú ở Trung Quốc, từ đó thu được lượng lớn tình báo cơ mật.

Từ một cô gái yếu đuối mềm mỏng, cô trở thành một nữ chiến sĩ lách mình giữa những chính khách trong quân Nhật.

Ám sát Hán gian

Cô là mỹ nhân ngư, cũng là nữ thích khách.

Sau đó không lâu, cục Trung Tống gửi cho cô một mệnh lệnh quan trọng – ám sát Hán gian Đinh Mặc Thôn, đây cũng chính là nguyên hình của Trung Dịch trong phim.

9

Đinh Mặc Thôn là một gã Hán gian tội ác tày trời, hắn ta tổ chức tổ đặc công số 76, chỉ trong vòng 4 năm đã tàn sát một cách ác độc hơn 3.000 chiến sĩ và nhân sĩ yêu nước kháng Nhật.

Chính vì vậy người ta còn gọi nơi đó là “Địa ngục số 76 ”, ngay cả phóng viên Nhật cũng miêu tả hắn “Trẻ con thấy cũng không dám lên tiếng, một kẻ theo chủ nghĩa khủng bố đáng sợ”, người trong nước thì gọi hắn là Đinh Đồ Tể.

Sau nhiều lần phái người ám sát Đinh Mặc Thôn nhưng đều thất bại, Trần Bảo Hoa cũng bó tay trước sự gian xảo của hắn.

Đinh Mặc Thôn là đặc công, hắn ở trong tối giết người nhưng cũng đề phòng có kẻ giết mình. Bất kì khi nào ra ngoài hắn đều ngồi xe chống đạn, trên đường đi sẽ không tuỳ tiện xuống xe.

Nói chuyện với người khác không bao giờ hơn 30p phút, vả lại thường xuyên đổi địa điểm đột ngột, để tránh có kẻ muốn ám sát. Lúc dự tiệc hắn luôn đứng trong góc tường để tránh bị đánh lén sau lưng.

Hắn chưa bao giờ ngủ say trên giường, thường sẽ ngủ trong nhà vệ sinh hoặc bồn tắm. Người ngoài không cách nào đoán được.

Có một lần ba đặc công lẻn vào nhà hắn, cho rằng hắn đã ngủ, nên liên tục nã súng vào giường, không ngờ lúc này Đinh Mặc Thôn lao ra từ nhà vệ sinh, cả ba đặc công đều hi sinh.

Một con người gian xảo như hắn lại có một đặc điểm chí mạng – háo sắc!

Đinh Mặc Thôn nổi danh là một con sói háo sắc, tuy có vẻ ngoài ốm yếu, nhưng hắn ta lại háo sắc vô cùng, túng dục vô độ.

Chính vì thế nhiệm vụ ám sát gã ác ma này được giao cho Trịnh Bình Như, cô biết chuyện này không dễ, nhưng không thể rút lui. Không giết hắn, sẽ có không biết bao nhiêu đồng bào kháng Nhật sẽ bị hắn hại chết.

10

Chính cha của Trịnh Bình Như cũng cổ vũ cô: “Kháng Nhật là việc làm có lợi cho quốc gia dân tộc, không thể không làm.”

Cô xem mình thành một con dao, một viên đạn, một quả bom, quăng mình vào vòng tay gã đặc vụ ác độc, đó chính là sứ mệnh quốc gia đã giao cho cô...

Có một mỹ nhân như hoa như ngọc nhung nhớ, Đinh Mặc Thôn dù cẩn thận tới đâu, cũng có lúc phải sẩy chân.

11

Sau khi điều tra bối cảnh gia đình Trịnh Bình Như, Đinh Mặc Thôn càng thêm yên tâm qua lại với cô.

Cô hy sinh thân mình để làm Đinh Mặc Thôn điên đảo, không lâu sau cô trở thành thư ký riêng của hắn, luôn đi theo bên cạnh hắn và được quyền ra vào tổng bộ đặc công số 76.

12

Cho rằng thời cơ ám sát đã tới, Trịnh Bình Thư và các đặc công quyết định lên kế hoạch ám sát hắn lần đầu tiên.

Một đêm nọ, sau khi hẹn hò xong, Đinh Mặc Thôn đưa Trịnh Bình Như về nhà, cô cố ý vờ say, mê hoặc Đinh Mậc Thôn: “Hôm nay trong nhà không có ai, anh có muốn vào ngồi một lát không?”

Nửa đêm nửa hôm, giai nhân ước hẹn, cô nam quả nữ, là thời gian tốt nhất.

13

Nhưng Đinh Mặc Thôn từ chối, hắn không muốn mạo hiểm, dù mỹ nhân đẹp nhường nào cũng không quan trọng bằng mạng mình, hắn lấy cớ có việc ngồi xe trở về.

Lúc ấy bên ngoài nhà Trịnh Bình Như, có vô số đặc công, chỉ cần hắn bước xuống xe, sẽ lập tức nã súng ngay. Chỉ tiếc!

Trịnh Bình Như sắp xếp một kế hoạch ám sát càng thêm kỹ càng hơn, chỉ chờ một cơ hội.

14

Ngày 21/12/1939, Trịnh Bình Như trên đường về nhà với Đinh Mặc Thôn sau bữa tối, lúc này trên đường phố đều đã giăng đèn mừng giáng sinh.

Lúc này cô bỗng nhiên nổi hứng, muốn Đinh Mặc Thôn dẫn mình đi mua quà Giáng Sinh, Đinh Mặc Thôn hỏi cô muốn gì, cô nói mình muốn một cái áo khoác da.

Có lẽ Đinh Mặc Thôn cảm thấy, các cô gái đều thích châu báu và quần áo nên không nghi ngờ cũng không cho là nó sẽ tốn quá nhiều thời gian, mua xong đi ngay, sẽ không có nguy hiểm, vì thế hắn cho lái xe đi tới một tiệm quần áo nổi tiếng.

Lúc này chung quanh tiệm đã có không ít đặc vụ, chỉ chờ cơ hội để ra tay giết hắn. Trịnh Bình Thư ở trong tiệm kéo dài thời gian, cô liên tục thử các kiểu quần áo.

Mà Đinh Mặc Thôn đột nhiên phát hiện có chuyện không ổn, từ lớp kính của cửa hàng hắn nhìn thấy đám người bên ngoài tiệm rất kì quái, hay nhìn chung quanh.

15

Đột nhiên hắn lao ra ngoài tiệm, lái xe thấy hắn bỏ chạy ra ngoài, lập tức mở cửa xe, mở máy lên.

Mọi chuyện xảy ra quá nhanh, các đặc công chưa kịp phản ứng thì hắn đã ngồi lên xe, họ chỉ bắn được vào lớp vỏ chống đạn, Đinh Mặc Thôn hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

Một lần nữa gã ác ma này lại bình yên thoát thân.

Qua đời

Sau lần thứ hai ám sát thất bại, cô bị nhốt vào địa ngục số 76.

17

Trong những giây phút cuối đời, dù bị tra tấn bức cung, cô cũng chỉ nhận rằng chuyện ám sát là vì Đinh Mặc Thôn lừa gạt tình cảm của cô, nên cô mới thuê người trả thù hắn, biến mọi chuyện trở thành một lần đánh ghen.

Thắng 2 năm 1940, Trịnh Bình Thư bị bí mật xử bắn, địa điểm ở một mảnh đất hoang gần con đường tây Trung.

Ngày đó trời rất đẹp, Trịnh Bình Thư đã bị giam hai tháng. Mùa đông sắp đi qua, mùa xuân sắp đến, mà cô không thể chờ được tới mùa xuân tiếp theo.

Trước khi bị tử hình, cô chỉ để lại một câu nói cuối cùng:

“Làm sạch sẽ chút, đừng để tôi quá xấu xí.”

Tiếng súng vang lên, tổng cộng ba phát đạn, hai phát bắn vào gáy, một phát bắn vào ngực.

Ngày đó, chỉ còn vài ngày nữa là tới sinh nhật 23 tuổi của cô.

Càng đau lòng là sau khi chết, gia đình cô bị bắt phải chi một số tiền lớn mới được chuộc thi thể của cô về, trong nhà cô không chi được số tiền lớn như vậy, nên đến giờ vẫn không ai biết thi thể cô ở đâu.

18

Trịnh Bình Như vốn có thể không chết, chỉ cần cha cô đồng ý giúp người Nhật làm việc. Nhưng cha cô không đồng ý, ông nói bất kì thứ gì cũng có thể hy sinh, chỉ có khí tiết dân tộc là không thể mất.

Sau khi Trịnh Bình Như qua đời, cha cô bệnh nặng, một năm sau cũng ôm hận mà chết.

Năm 1944, em trai của Trịnh Bình Như – Trịnh Hải Trừng cũng hy sinh trong trận chiến bảo vệ Trùng Khánh.

19

Chồng chưa cuới của cô - Vương Hải Huân là chiến hữu không quân với Trịnh Hải Trừng, cũng hy sinh trong một lần rơi máy bay vào năm 1944.

Mẹ cô, Kimura Hanako cũng qua đời vào năm 1966 ở Đài Loan, hưởng dương 80 tuổi.

Người đương thời từng viết thơ ngợi khen cả nhà họ:

Trịnh Việt thủ thiết, Bình Như tận trung, Hải Trừng xả thân. Mẹ Trịnh biết lý lẽ. Một nhà họ Trịnh, cả đời trung liệt.

Sau khi kháng chiến thành công, Trịnh Chấn Đạc đã lấy tiêu đều là “một người nữ gián điệp” để viết điếu văn cho Trịnh Bình Như.

40 năm sau, Trương Ái Linh viết câu chuyện của cô thành một quyển tiểu thuyết không người nào không biết; 20 năm sau Lý An chuyển thể câu chuyện đó thành bộ phim Sắc Giới nổi tiếng.

Nhưng câu chuyện của họ hầu hết đều là xuyên tạc về cuộc đời của cô gái ấy, cô là liệt sĩ kháng Nhật, không thể nào đem lòng yêu kẻ thù được. Huống hồ cô còn có vị hôn phu mình yêu thương.

20

Dòng trên viết: Hán Huân thân yêu nhất - Bình Như của anh.
Bên dưới viết: Tặng cho người anh yêu nhất - Bình Như em, Hán Huân

Người đời sau chỉ biết một Vương Giai Chi yêu kiều lại chẳng ai nhớ tới một Trịnh Bình Như yêu nước.

21

Nhưng chính một đoá hoa yếu đuối ấy đã cắm rễ của mình vào bùn lầy, dùng chút sức nhỏ nhoi của mình, cứu lấy đất nước vào những năm tháng nguy nan, để thế giới xấu xí phủ đầy tro bụi, nở rộ một đoá hoa tươi thắm rực rỡ.

Người như cô, không nên bị lãng quên trong dòng thời gian.

Theo: Sohu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.