• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Những câu chuyện hay ho đã bị lãng quên theo dòng lịch sử (Phần 2)

Lịch sử

6. Joseph Warren – Cha đẻ của Cách Mạng

pjimage 5 1

Joseph Warren (1741-1775) thường được nhiều chuyên gia đánh giá là người đã kiến tạo nên cuộc cách mạng Mỹ. Ông là nhân vật chủ chốt trong bữa tiệc trà tai tiếng nhất lịch sử. Warren đã ghi lại một loạt những yêu sách dành cho chính phủ tự trị đầu tiên của Mỹ. Ông cũng đã có một bài phát biểu châm ngòi cho những trận chiến đầu tiên của cuộc chiến tranh cách mạng. Chuyến đi vĩ đại nhất trong lịch sử yêu nước của Hoa Kỳ do Paul Revere thực hiện cũng là do lệnh từ Joseph Warren. Trước khi Tuyên ngôn Độc lập ra đời, Joseph Warren là người đứng đầu duy nhất của phe ái quốc và phải thường xuyên đặt mạng sống mình vào nguy hiểm trên chiến trường trước những quân lính người Anh. Nhưng kỳ lạ thay, cái tên của ông đã bị chìm trong những cái tên khác mà chúng ta đều quen thuộc. Anh trai của ông cũng là người đã sáng lập ra trường Y Harvard, và 14 bang của Mỹ đều có một quận được đặt tên là Warren theo tên ông.

7. Người thầy bị lãng quên của Georges de La Tour

georges de la tour newlyborn infant musee des beaux arts de rennes

Georges de La Tour là một họa sĩ đã dành phần lớn cuộc sống và sự nghiệp của mình làm việc tại Lorraine. Các tác phẩm của ông chủ yếu là những khung cảnh được thắp sáng bằng nến. Sau nhiều thế kỷ bị che khuất bởi các cuộc chiến tranh, de La Tour đã được công nhận là một trong những nghệ sĩ Baroque tài tình nhất nước Pháp thế kỷ 17. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã luôn mang danh là cây cọ của nhà vua, và được xem là một trong những họa sĩ giỏi giang nhất. Ngày nay, còn rất ít tác phẩm của ông được bảo tồn, vì lý do gì thì không ai rõ được, nhưng đối với việc tái phát hiện ra de La Tour, chúng ta phải cảm ơn Hermann Voss, một học giả người Đức, người đã dành ra rất nhiều thời gian vào năm 1915 để xây dựng lại hình ảnh của de La Tour cho dân chúng biết và ngưỡng mộ.

8. Chiến dịch con hổ

140605124916 01 dday training horizontal large gallery

Chiến dịch con hổ là mật danh được đặt cho một cuộc tập huấn vào năm 1944 để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ Normandy. Trong lúc luyện tập, một chiếc xe của quân đồng minh đã bị tấn công, dẫn đến cái chết của 749 người lính Mỹ. Lý do mà không nhiều người biết đến sự kiện này là vì chính phủ đã thật sự bỏ công sức ra để che giấu nó vì… quá xấu hổ. Để chắc chắn sự kiện này sẽ không lọt ra ngoài, những người sống sót bị bắt thề sẽ giữ bí mật. Đã có 10 sĩ quan biết toàn bộ kế hoạch cuộc đổ bộ bị mất tích, và chiến dịch này cũng đã mém bị hoãn nếu như 10 thi thể đó không được tìm ra để đảm bảo giữ bí mật thành công.

d day rehearsal cph 3c32795

Gần như không có sự hỗ trợ nào từ Anh hay Mỹ, Ken Small đến từ Devon đã tự quyết tâm điều tra và tưởng nhớ sự kiện chiến dịch con hổ khi anh vô tình tìm thấy vài mảnh bằng chứng trôi dạt trên biển trong khi đang đi khám phá vào đầu những năm 1970.

9. Toa tàu điện ngầm bí mật của New York

image placeholder title

Vào năm 1904, hệ thống tàu điện ngầm hiện đại của New York cuối cùng cũng chính thức được khai trương, thay đổi lịch sử thành phố này mãi mãi. Nhưng một điều mà đa số mọi người thời đó không biết là đây không phải ga điện ngầm đầu tiên. Vì sự tắc nghẽn giao thông cực kỳ kinh khủng ở Broadway, Alfred Ely Beach đã nảy ra một ý tưởng – dựng lên một hệ thống tàu điện ở dưới mặt đất, sử dụng một chiếc quạt siêu to khổng lồ để đẩy và kéo tàu thông qua một hệ thống gồm nhiều đường tàu. Nhưng vì sự tham nhũng của ủy viên công trình công cộng William Tweed, Beach đã phải xin phép tiến hành dự án này bằng cách nói rằng đây là một hệ thống đưa thư, và Tweed đã đồng ý.

7 1

Beach và một nhóm thợ xây dựng bắt đầu đào một đường hầm dưới Broadway vào ban đêm. Toàn bộ dự án đều được giữ bí mật, Beach thậm chí đã mua cả tầng hầm của một tòa nhà để trữ đất sau khi đào lên để không ai thấy được chuyện gì đang xảy ra. Mọi chuyện đang ổn thì bỗng dưng cánh nhà báo biết được thông tin, và toàn bộ dự án đã được đăng tải công khai. Đội ngũ công nhân của Beach bây giờ phải làm việc vất vả hơn để cố gắng hoàn thành đường hầm, và họ đã có thể khai trương vào ngày 1/3/1870. Ông thu mỗi người 25 xu để đi từ phố Warren đến phố Murray. Dự án này đã cực kỳ thành công, chở hơn 400,000 hành khách trong năm hoạt động đầu tiên.

beachs pneumatic train

Nhưng Tweed đã cực kỳ không thích điều này và đã không phê duyệt bất cứ dự án nào của Beach nhằm cải tiến những chuyến tàu điện ngầm. Nhưng cũng không may thay cho Tweed, ông bị lật tẩy vì tội tham nhũng và đã bị bỏ tù. Beach được cấp phép để tiếp tục với những dự án của mình, nhưng các nhà thầu tư của ông cũng bắt đầu biến mất do nước Mỹ lúc đó đang đi vào một đợt suy thoái kinh tế trầm trọng. Đường ngầm đã không được hoàn thành và chỉ ở ẩn bên dưới thành phố, toàn bộ những toa xe và máy móc sang trọng đều bị phong tỏa. Ngày nay, hệ thống cũ của Beach cũng đã được chỉnh sửa và thêm vào hệ thống tàu điện ngầm City Hall.

10. Căn nhà trí tuệ - Một di tích thời gian

house of wisdom 01

The House of Wisdom – Căn nhà trí tuệ từng là thư viện và viện dịch thuật ở Baghdad, Iraq. Đây là một địa điểm quan trọng trong thời kì dịch thuật, và được xem là trung tâm trí tuệ của thời Hồi giáo hoàng kim. Thư viện này là một nơi để học tập, nghiên cứu nhân loại cũng như những môn khác của Hồi giáo thời đó như toán học, thiên văn, dược, giả kim, hóa học và địa lý. Lấy cảm hứng từ những học giả vĩ đại như Pythagoras, Plato, Aristotle, Hippocrates, Euclid, Galen,…những học giả ở căn nhà trí tuệ đã có thể tích tụ lại được một phần lớn trí tuệ nhân loại và tiếp tục học tập, nghiên cứu tại đây.

house of wisdom

Cũng như những thư viện khác ở Baghdad, căn nhà trí tuệ đã bị hủy hoại trong đợt xâm lược của quân Mông Cổ vào năm 1258. Người ta nói rằng dòng nước của Tigris đã hóa đen suốt 6 tháng nhờ mực từ những cuốn sách chảy ra. Lượng kiến thức bị mất đi năm đó là lớn không thể nào tải nổi. Điều đáng ngạc nhiên hơn là mặc dù nhiều người biết về vụ cháy ở Đại thư viện Alexandria, nhưng lại không có nhiều người biết về căn nhà trí tuệ.

Theo: Listverse
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.