• Về đầu trang
Treng
Treng

Những cuộc phẫu thuật còn khủng khiếp hơn cái chết dưới thời Victoria

Lịch sử

1. Chloroform từng được sử dụng làm thuốc gây mê trong các ca phẫu thuật.

chloroform bottles

Phẫu thuật mà không có thuốc gây mê là một chuyện vô cùng kinh khủng, tuy nhiên đây lại là một sự thật nghiệt ngã trong quá khứ. Năm 1847, chloroform lần đầu được giới thiệu ở Anh, và nó được sử dụng làm thuốc gây mê suốt 50 năm tiếp theo.

Bác sĩ sản khoa người Scotland James Young Simpson đã sử dụng chloroform làm chất gây mê trong ca đỡ đẻ. Simpson sử dụng mặt nạ được ngâm trong chloroform và để trên mặt bệnh nhân để gây mê. Ngay cả Nữ hoàng Victoria cũng được gây mê bằng chloroform khi sinh hai đứa con cuối cùng. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra sự độc hại của chloroform, người ta đã cấm sử dụng nó trong các ca phẫu thuật.

2. Sắt nung đỏ được sử dụng để cầm máu.

istock 890775330

Trong các ca phẫu thuật dưới thời Victoria, người ta thường sử dụng những thanh sắt được nung đỏ để cầm máu. Rõ ràng đây không hề là một trải nghiệm dễ chịu chút nào. Thậm chí, phương pháp này còn được ghi nhận trong tạp chí y học vào những năm 1670.

3. Các ca phẫu thuật có tỉ lệ tử vong cao.

istock 179040282

Phẫu thuật thời Victoria thường có tỉ lệ rủi ro cao. Một trong những lý do chủ yếu gây nên các cái chết thương tâm chính là nhiễm trùng vết thương. Các bác sĩ hầu như không bao giờ rửa các dụng cụ phẫu thuật hay tay của họ trước khi bắt đầu ca mổ. Vì vậy sau các ca phẫu thuật khoảng vài ngày hoặc vài tháng các bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng mà chết.

Thậm chí, các bác sĩ còn tin rằng mủ vết thương sau phẫu thuật chính là dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang trở nên tốt lành hơn. Mặc dù mủ có mùi tanh hôi và sự thật thì đây chính là kết quả của việc nhiễm trùng. Mãi cho đến khi bác sĩ phẫu thuật Joseph Lister sử dụng thuốc sát trùng thì tỷ lệ tử vong đã giảm hẳn. Bây giờ, ông được biết đến như là cha đẻ của thuốc sát trùng.

4. Thợ cắt tóc được tuyển dụng làm bác sĩ phẫu thuật trong chiến tranh.

4

Trong thời kỳ chiến tranh, các thợ cắt tóc có thể trở thành bác sĩ phẫu thuật để chữa trị cho những người lính bị thương. Mặc dù không có kiến thức sâu rộng hoặc được đào tạo bài bản, nhưng những người thợ cắt tóc vẫn có thể nhổ răng, cầm máu và thực hiện một số ca phẫu thuật đơn giản.

Kể cả sau chiến tranh, khi bác sĩ và thợ cắt tóc đã tách ra thành hai ngành nghề khác nhau, nhưng một số người cần phẫu thuật vẫn tìm đến tiệm cắt tóc. Vì những người thợ cắt tóc có những dụng cụ sắc bén cần thiết cho công việc phẫu thuật.

5. Đỉa thường được dùng để hút bớt máu trước các ca phẫu thuật.

istock 584779930

Quan niệm đỉa có thể hút máu độc hại vẫn được chấp nhận dưới thời Victoria. Vì vậy, các bác sĩ thường sử dụng đỉa để hút máu bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

6. Các chi sau khi bị cắt cụt sẽ được thả vào thùng mùn cưa.

robert liston

Hãy thử tưởng tượng bạn bị gãy xương và phải cưa chân, sau khi chân bạn bị cắt rời sẽ được ném vào một thùng mùn cưa ở ngay bên cạnh. Bạn nằm quằn quại trên bàn mổ, còn những người xung quanh thì vỗ tay vui mừng vì ca phẫu thuật đã kết thúc. Đó chắc hẳn là một trải nghiệm vô cùng tồi tệ. Và điều đó còn kinh khủng hơn khi bệnh nhân trải qua toàn bộ ca phẫu thuật mà không được gây mê. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bệnh nhân nào cũng mong muốn bác sĩ có thể phẫu thuật nhanh nhất có thể.

Tiến sĩ Robert Liston (1794 - 1847) là một trong những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng nhất trong lịch sử. Các động tác phẫu thuật của Robert Liston cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân của Robert Liston có tỉ lệ tử vong thấp hơn so với những người khác. Nhiều bệnh nhân thậm chí còn cắm trại bên ngoài văn phòng của Robert Liston để ông có thể cân nhắc phẫu thuật cho họ.

7. Bệnh viện chỉ dành cho người nghèo.

istock 647633792

Nếu bạn là một người giàu có trong thời đại Victoria, thì bạn sẽ không bao giờ phải đến bệnh viện. Những người giàu có thời đại này sẽ nằm trên chiếc giường êm ái của mình và gọi bác sĩ đến khám tận nhà. Ngược lại, những người nghèo khổ sẽ phải đến bệnh viện để chữa trị.

8. Bác sĩ phẫu thuật thường mặc quần áo ướt đẫm máu.

istock 182354481

Đồng phục phẫu thuật của bác sĩ Berkeley Moynihan (1865-1936) lúc nào cũng đặc quánh máu và mủ khô. Với các bác sĩ phẫu thuật dưới thời Victoria, việc mặc quần áo ướt đẫm máu là niềm tự hào của họ. Đôi khi họ còn mang theo mùi hôi của thịt thối rữa về đến tận nhà.

Trong thời kỳ này, công việc của bác sĩ phẫu thuật không được coi trọng nhiều. Thậm chí, những người diệt chấy rận còn được trả công nhiều hơn bác sĩ cầm dao mổ. Do tỉ lệ tử vong cao, bệnh viện được biết đến nhiều hơn với tư cách là ngôi nhà chết chóc chứ không phải là nơi cứu người.

9. Đám đông thường tụ tập quanh bàn mổ.

victorian surgery

Trong khi bệnh nhân đau đớn nằm trên bàn mổ và cố gắng chạy trốn các thủ tục đau đớn, thì một số người sẽ được thưởng thức cả quá trình này. Phẫu thuật trước mặt nhiều "khán giả" là một việc vô cùng phổ biến trong thời đại Victoria. Tiếng khóc đau đớn của bệnh nhân và đám đông ồn ào náo nhiệt khi xem phẫu thuật là cảnh tượng quá đỗi bình thường trong thời kỳ này.

10. James Barry - nữ cải nam trang để trở thành bác sĩ phẫu thuật.

james barry

Sinh ra dưới thời Victoria, James Barry không được đi học trường Y chỉ bởi vì bà là phụ nữ. Không đầu hàng số phận, James Barry đã cải trang thành nam giới để theo đuổi ước mơ của mình. Thậm chí bà còn trở thành một bác sĩ quân y nổi tiếng được nhiều người mến mộ. James Barry được coi là một trong những bác sĩ phẫu thuật thành công nhất lịch sử Victoria.

Cả đời tận tụy cống hiến cho y học, nhưng James Barry lại có kết cục vô cùng bi thương. Sau khi James Barry chết, một người hầu đã thay trang phục cho bà và phát hiện sự thật động trời kia. Điều này đã khiến cho mọi người tức giận và gán cho James Barry tội danh lừa đảo đồng thời phong tỏa các thành tựu y khoa của bà.

Mãi đến năm 1950, câu chuyện về người phụ nữ tài ba này mới được mọi người biết đến.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.