• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Những thí nghiệm đáng sợ và tàn độc nhất trong lịch sử loài người (P1)

Lịch sử

Không ít thí nghiệm được đánh giá là mất nhân tính, đáng sợ hơn là hầu hết chúng được tiến hành sau phong trào phổ cập kiến thức mới ở xã hội phương Tây - khi những giá trị về nhân văn đã được truyền bá rộng rãi.

Dù rằng mục đích của những thí nghiệm này là nhằm tìm ra bản chất và phát triển khoa học, nhưng chúng đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức và nhân quyền.

Thực nghiệm Monster Study (Nghiên cứu ác quỷ)

Mùa đông năm 1939, 22 cô nhi được đưa ra khỏi trại mồ côi, chuyển đến Davenport - một trung tâm nghiên cứu của Đại học Iowa. Ở đó, giáo sư ngôn ngữ học Wendell Johnson đang tiến hành một nghiên cứu về trẻ em.

Trợ lý của ông Mary Tudor chia bọn trẻ làm 4 tổ, những đứa trẻ được thông báo rằng chúng đang tham gia một thí nghiệm để chữa trị khả năng nói chuyện.

10 trong số 22 đứa trẻ trên mắc chứng nói lắp, chúng được chia làm 2 nhóm, một nhóm được cho rằng có khả năng nói chuyện bình thường, nhóm còn lại bị nói lắp nặng. 12 đứa trẻ bình thường còn lại cũng bị chia làm 2 nhóm, một nhóm được bảo rằng mình bị nói lắp, nhóm còn lại thì được bảo là bình thường.

Sau khi thực nghiệm bắt đầu, Marry nói cho 11 đứa trẻ được cho là nói lắp (bao gồm 6 đứa trẻ vốn bình thường) rằng khả năng nói chuyện của chúng có vấn đề, phải được chữa trị, cần phải nghe lời những người trông coi. Sau đó lại nói với 11 đứa trẻ (gồm 5 đứa trẻ nói lắp) rằng khả năng nói chuyện của chúng bình thường, nhưng sau đợt trị liệu này sẽ càng phát triển hơn nữa.

Toàn bộ thực nghiệm này kéo dài suốt 4 tháng, trong thời gian đó, Mary và các nhân viên khác liên tục nói chuyện, hướng dẫn những đứa trẻ này để chúng tin rằng những gì họ nói là sự thật. Cô và các trợ lý khác không ngừng nhồi vào đầu chúng những suy nghĩ như: “Khả năng nói chuyện của các con rất tệ, phải sửa đúng lại”, “Nếu các con không thể phát âm đúng, vậy thì đừng nói chuyện nữa”, “Các con có nhìn thấy bạn nói lắp không?”,…

Dưới sự hướng dẫn của cô, 6 đứa trẻ vốn bình thường bắt đầu nói lắp, thậm chí từ chối mở miệng nói chuyện. Trong tiềm thức chúng cho rằng mình nói lắp, sinh ra cảm giác lo âu, tự ti,… Gần như bỏ dở việc học tập, không thể tập trung làm bất kì chuyện gì.

Ngược lại, 5 đứa trẻ nói lắp được dạy rằng mình bình thường thì không hề có chuyển biến tốt đẹp gì, chúng nói lắp, vẫn tự ti như cũ.

Thực nghiệm này đã gây ra làn sóng phản đối rất lớn tại thời điểm đó, mọi người gọi nó là nghiên cứu ma quỷ. Luận văn của Wendell và Mary cũng không được công nhận, thậm chí danh dự của họ còn bị sụt giảm nghiêm trọng.

Năm 2007, bang Iowa đã chi 925 ngàn USD để bồi thường cho 6 cô nhi trên, nhưng những ảnh hưởng trái chiều họ phải nhận lấy sau thực nghiệm vẫn không cách nào xoá nhoà.

Kế hoạch 4.1 – Chuột trắng hình người

Ngay 01/03/1954, chính phủ Mỹ tiến hành thực nghiệm bom hạt nhân ở quần đảo Bikini, với tên gọi Castle Bravo nuclear test. Trong khi người dân ở những nơi khác trên đất Mỹ đang ăn mừng vì sự thành công của vũ khí hạt nhân, thì người dân nơi thử nghiệm lại phải chịu tai ương khủng khiếp.

6 ngày sau vụ thử nghiệm, một tiểu đội mặc đồ bảo hộ kín kẽ, với đa số là các nhân viên y tế được đưa lên đảo, kế hoạch nghiên cứu ảnh hưởng của phóng xạ lên con người chính thức bắt đầu. Đây cũng chính là kế hoạch 4.1 nổi tiếng.

Lúc này một lượng lớn bụi phóng xạ được giải phóng và nhanh chóng khuếch tán ra chung quanh quần đảo Bikini, người dân trên đảo thì chẳng hề hay biết việc mình đã bị nhiễm phóng xạ. Chính phủ Mỹ giấu nhẹm chuyện này, đồng thời không cung cấp bất kì biện pháp phòng hộ và chữa trị nào, chỉ im lặng chờ đợi những thay đổi từ cơ thể họ.

Có thể nói những người dân trên quần đảo đã bị xem là chuột bạch để thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Trong vòng vài ngày sau vụ nổ bom, cư dân sống trên đảo bắt đầu xuất hiện các phản ứng nhiễm bức xạ hạt nhân: tóc và răng rụng dần, da xuất hiện vết trầy xước,… Nhưng chẳng mấy chốc những phản ứng này đã biến mất. Vì vậy, trong báo cáo họ đã viết: Dựa theo những phản ứng trên cơ thể con người, bức xạ hạt nhân sẽ không sinh ra nguy hiểm trường kì cho người.

Thực tế thì ngược lại, trong vòng 5 năm sau vụ nổ bom thử, tỷ lệ sinh non và tử vong của thai phụ tăng gấp đôi, sau đó quay về tỷ lệ bình thường.

5 năm tiếp theo mọi việc dần chuyển biến xấu: những đứa trẻ được sinh ra sau thời gian thử nghiệm bom đều bị một dị tật bẩm sinh ngẫu nhiên. 10 năm tiếp theo ảnh hưởng của phóng xạ dần thể hiện rõ, đến năm 1974, trẻ con trên đảo hầu như đều mắc ung thư tuyến giáp, gần 1/3 dân cư mắc các bệnh ung thư khác.

Thực nghiệm nô lệ (Slave Experiments)

Ở phía Tây Bắc toà nhà chính phủ Columbia, South Carolina có một khoảng sân trống, giữa sân là một bức tượng sừng sững, bên trên khắc tên Draco.J.Marion Sims, cha đẻ của ngành sản phụ khoa hiện đại.

Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau cái danh xưng huy hoàng này ẩn giấu vô số những thực nghiệm không muốn người đời biết đến, thậm chí có thể xưng là tội lỗi chồng chất. Thế nên phóng viên Wendy Brinker đã không ngần ngại gọi Marion Sims là tên đồ tể trong các báo cáo của mình.

Ngày 11/05/1835, sau khi làm một đứa bé sơ sinh tử vong vì thiếu sót trong thao tác, bác sĩ Marion Sims đã nhanh chóng cưỡi xe ngựa rời khỏi Lancaster. Sau 3 tuần đi lang thang khắp nơi, ông ta đến Alabama nhậm chức bác sĩ thực tập trong bệnh viện địa phương, làm học trò của bác sĩ Lucas và Childers.

Lucas không chỉ là bác sĩ mà còn là một chính trị gia, một thương nhân, đồng thời ông còn thích nuôi dưỡng nô lệ, số lượng nô lệ ông sở hữu lên đến 300 người. Childers thì lại là một bác sĩ nông thôn lạc hậu, Sims từng nhìn thấy ông này dùng cách lấy máu chữa bệnh làm bệnh nhân tử vong, nhưng Childers vẫn cho rằng cách làm này của mình là đúng.

Từ đây Sims cũng ý thức được y học không chỉ là một môn khoa học tinh vi mà còn có thể giết người. Một tháng sau Sims bỏ ra 200 USD mua phòng khám của Childers, trong thời gian điều hành phòng khám, ông đã chữa khỏi cho một người bệnh có khối u trong bụng, nhờ đó mà nổi tiếng khắp vùng.

Lúc đó trẻ sơ sinh của nô lệ da đen thường mắc bệnh uốn ván vì được sinh ra trong chuồng ngựa hoặc những nơi dơ bẩn. Nhưng Sims lại nghĩ rằng điều này là do đạo đức của nô lệ da đen quá thấp, thế là ông bắt đầu thử nghiệm trên người những đứa trẻ này, thậm chí lấy đầu trẻ sơ sinh để thử nghiệm, ông còn dùng dùi thép đóng giày sáng tạo ra thiết bị có thể chọc vào đầu trẻ sơ sinh.

Ngoài ra ông còn rất có hứng thú với những căn bệnh về phụ khoa, trong phòng khám của ông có 16 giường bệnh dành riêng cho những người bệnh này, bên cạnh đó ông còn nghiên cứu ra hơn 71 loại công cụ để chữa bệnh.

Cũng vì vậy các nông trường chung quanh thường đưa nô lệ của mình đến chỗ Sims để chữa bệnh. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1846, ông đã tiến hành giải phẫu cho 11 người, hầu hết họ đều mắc bệnh rò bàng quang-âm đạo, 1 người trong số đó từng giải phẫu tới 30 lần. Đáng sợ nhất là Sims cho rằng nô lệ da đen có sức chịu đựng tốt nên chưa từng cho họ dùng thuốc tê trong bất kì ca phẫu thuật nào.

Từ sau năm 1847, số lượng các ca phẫu thuật không thành công của ông tăng lên đáng kể, có thể nói là vì nghiên cứu y học ông không tiếc hy sinh tính mạng của các nô lệ, thế nên đằng sau cái danh hiệu huy hoàng người đời dành cho ông là vô số phụ nữ, trẻ em da đen đã phải mất mạng oan uổng.

Theo: Zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.