• Về đầu trang
Mai Mèo
Mai Mèo

Những thứ tồi tệ ở nước Mỹ thời thuộc địa (Kỳ 2): Số phận những người hầu và mầm mống của xung đột sắc tộc

Lịch sử

Tuyên cáo Phips

Nhiều người vẫn cho rằng việc gọi một đội thể thao là “Redskins-Da đỏ” thì chẳng có gì khó chịu hay phân biệt chủng tộc cả, vậy nên hãy xem thử cách gọi đó có nguồn gốc từ đâu và tại sao nó không lấy gì làm hay ho nhé.

the phips proclamation 1516914055

Năm 1755, chính quyền Massachusetts ban bố một thứ gọi là Tuyên cáo Phips. Thứ tuyên cáo này thực chất chỉ là bức thư thông báo tiền thưởng ở mức độ khổng lồ gửi đến những kẻ khác máu, rằng họ sẽ được trả hậu hĩnh nếu giao nộp bất kỳ thổ dân nào, dưới dạng chuỗi hay mảnh đều được.

Mức tiền thưởng cao nhất dành cho ai đem đến Boston một thổ dân còn sống, nhưng như vậy thì quá tốn sức, thế nên chính quyền cũng trả tiền cho những miếng da đầu – chỉ cần là thổ dân thì da đầu ai, mấy tuổi cũng được. Ví dụ như da đầu của một cặp trẻ con mới biết đi sẽ đáng giá khoảng 40 pounds (bằng với hơn 52 USD hiện nay).

Những miếng da đầu đó được gọi là “da đỏ”, và theo Baxter Holmes của tờ Esquire thì “(Da đỏ) được xem như một chiến công – mảnh da đầu đẫm máu của người thổ dân châu Mỹ, bị giết hại chỉ vì phần thưởng mà số tiền kẻ kia nhận được tùy thuộc vào đó là da đầu của đàn ông, đàn bà hay trẻ em.” Cái thứ tuyên cáo da đầu kể trên được Spencer Phips đặt ra và bạn muốn gọi ông ta là gì cũng được.

Mối thù gia tộc suốt 82 năm tạo nên phân tuyến Mason-Dixon

Nếu đã từng nghe về phân tuyến Mason-Dixon, có lẽ bạn biết nó là ranh giới giữa phía bắc và phía nam Hoa Kỳ. Có thể bạn cho rằng tìm hiểu về đường ranh giới này không mấy cần thiết vì đằng nào chúng ta cũng có khá nhiều đường biên giới, ranh giới khác, vậy thì đường Mason-Dixon có gì đặc biệt? Đó là câu chuyện về một mối thù gia tộc kéo dài suốt tận 82 năm.

an 82 year family feud creates the mason dixon line 1516914055

Chuyện bắt đầu vào năm 1681, khi vua Anh ban cho William Penn II quyền được tuyên bố sở hữu mọi thứ nằm giữa vùng Maryland và New York. Mệnh lệnh của nhà vua khá là mơ hồ và có thể thấy đủ thứ vấn đề nảy sinh khi xảy ra tranh chấp lãnh thổ giữa William Penn II với Charles Calvert, Nam tước Baltimore.

Mọi chuyện tệ đi, các bản đo đạc không được hoàn tất và bao nhiêu cuộc dàn xếp hay bàn bạc đều không giải quyết được mâu thuẫn. Cuối cùng, Charles Mason và Jeremiah Dixon từ Đài thiên văn Hoàng gia Anh được triệu tập.

Nhiều hiềm khích cũng như thù hằn đang diễn ra ở thời điểm đó, cho dù không hề có một cuộc chiến rõ ràng nào. Những cuộc tấn công nhỏ, cố ý phóng hỏa và đôi lúc có cả vài vụ giết người. Đến khi ký thỏa thuận hòa bình năm 1738, hai vùng lãnh thổ đã thống nhất “Sẽ không có thêm bất cứ cuộc dấy binh làm loạn hay tình trạng mất trật tự nào diễn ra.”

Nhưng phải mất thêm 12 năm để đường phân tuyến Mason-Dixon được hợp pháp hóa, và thêm 17 năm để nhà Penn ở Pennsylvania và nhà Calvert ở Maryland công nhận đường ranh giới này. Khoảng thời gian đằng đẵng ấy khiến ông hàng xóm khó chịu cạnh nhà bạn giờ cứ như là dân nghiệp dư trong lĩnh vực hằn học vậy.

Con tàu Mayflower suýt chìm và tên giết người đầu tiên ở Tân Thế giới

Nhiều câu chuyện đã lý tưởng hóa về những người đầu tiên từ con tàu Mayflower đến định cư ở Tân Thế giới, xem họ như những kẻ mộ đạo dành cả hành trình để thay phiên nhau cầu nguyện và sống tử tế với hàng xóm láng giềng. Không phải ai cũng thế đâu, và bạn cũng chưa được nghe đến John Billington và gia đình của ông ta.

Đầu tiên phải kể đến những đứa con trai của John – chúng là những đứa trẻ không ra gì. Theo trang Mental Floss, John Billington cùng gia đình đến Tân Thế giới chỉ để chạy trốn món nợ lớn mà ông ta tạo ra ở Anh, và nhờ ơn những đứa trẻ của gia đình này mà con tàu Mayflower suýt nữa đã không thể cập bến. Một trong những đứa con trai của John cho rằng sẽ là ý kiến hay nếu lấy súng của bố ra làm đồ chơi, và nó nổ súng bên dưới sàn tàu, trong một cabin đầy người và những thùng đầy thuốc súng.

Cho đến khi tàu cập bến thì người ta dần thấy rõ thằng bé đó học cách cư xử từ ai. John Billington không chỉ trốn nghĩa vụ quân sự bắt buộc mà còn phát ngôn truyền giáo không chính thống và âm mưu lật đổ những lãnh đạo thuộc địa mới.

Không rõ vì sao mà Billington vẫn được quyền lộng ngôn như thế, mãi cho đến năm 1630, khi ông ta cãi vã và bắn một người định cư mới – John Newcomen – người này sau đó chết vì nhiễm trùng từ vết thương. Billington được vinh dự trở thành dân định cư Tân Thế giới đầu tiên bị treo cổ vì tội giết người.

the near sinking of the mayflower and the first settler murderer 1516914055

Hannah Duston báo thù

Cứ nghe toàn bộ câu chuyện và tự đưa ra quan điểm của bạn về việc Hannah Duston đã quả cảm thế nào. Năm 1697, khi Duston vừa mới sinh một bé gái thì Haverhill, Massachusetts – nơi cô sống – bị một nhóm người Abenaki tấn công. Cô cùng đứa con sơ sinh và một người hầu gái tên Mary Neff bị bắt và dẫn về phía bắc. Điều kinh khủng ập đến khi đứa bé làm cả đoàn chậm lại, và nhóm người Abenaki giết nó bằng cách đập vào một thân cây.

Ai cũng đồng tình rằng chuyện tồi tệ đến thế là điều mà không người mẹ nào đáng phải trải qua. Không cần bàn cãi khi Hannah Duston nổi cơn thịnh nộ khủng khiếp, cô đã báo thù khi đám cướp Abenaki và các tù nhân nghỉ đêm ở New Hampshire. Hannah Duston, Mary Neff cùng một cậu bé tên Samuel giết hết đám cướp khi chúng đang ngủ. Biết rằng sẽ không ai tin vào câu chuyện của mình nếu không có bằng chứng, họ lột luôn da đầu của chúng.

the revenge of hannah duston 1516914055

Trong đám người Abenaki đó có 6 trẻ em. Duston về được nhà và đến gặp Tổng trưởng Cotton Mather, người đã giúp đảm bảo câu chuyện của cô được ghi lại trong lịch sử. Cách mà Duston được ghi nhớ cũng có phần kỳ lạ: một nhà dưỡng lão đặt theo tên của cô, mẫu búp bê đầu lúc lắc tạo hình giống cô, và một bức tượng cô đang cầm những miếng da đầu ở Boscawen, New Hampshire. Giờ bạn cứ thoải mái bàn luận đi nhé.

Ngôi mộ vô danh của một thiếu niên

the dead teenagers unmarked grave 1516914055

Khi các nhà khảo cổ làm việc tại hạt Anne Arundel thuộc Maryland tìm thấy bộ xương của một nam thiếu niên, họ cũng khám phá ra một vụ giết người. Và nhờ phần lớn vào nhà nghiên cứu di cốt Douglas Owsley, chi tiết của vụ giết người cũng như bức tranh tàn nhẫn về cuộc sống ở thuộc địa được phơi bày.

Nam thiếu niên được tìm thấy bị chôn cùng với tro lò sưởi, xương động vật, và một cái chảo hâm sữa chắc chắn đã được dùng để đào nên nấm mộ của cậu. Cậu ở vào độ tuổi chỉ khoảng 15 khi qua đời, xương sống có nhiều thương tổn trầm trọng do lao động nặng, hàm răng cũng ở tình trạng rất tệ, cổ tay bị vỡ, có lẽ bởi nỗ lực chống đỡ bất cứ thứ gì đã cướp lấy mạng sống của cậu.

Đây có lẽ là một trong vô số những người hầu theo giao kèo, đến Tân Thế giới với mong muốn tìm được cuộc sống tốt hơn nhưng thứ họ nhận được hoàn toàn ngược lại.

Cậu thiếu niên được chôn trong khoảng từ năm 1665 đến 1675, cùng thời gian mà luật cấm việc chôn cất người hầu một cách bí mật được thông qua. Có quá nhiều cái chết của người hầu vùng thuộc địa cũng như những cuộc chôn cất trong lén lút và bí mật diễn ra quá thường xuyên, đến mức luật pháp phải can thiệp để ngăn chặn bạo lực, lạm dụng và giết người. Nhưng điều đó dường như đã quá muộn đối với cậu thiếu niên tội nghiệp.

(Còn tiếp...)

Theo: www.grunge.com

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.