• Về đầu trang
Răng Đen
Răng Đen

Sự thật ít ai biết về Popeye - Chàng thủy thủ 'hot' nhất nước Mỹ

Lịch sử

Vào tháng 1/1929, chàng thủy thủ với cơ bắp cuồn cuộn, thân thể cường tráng có tên Popeye đã ra mắt thế giới với “cha đẻ” là tác giả Elzie Crisler Segar trong tác phẩm truyện tranh Thimble Theatre do King Feature Syndicate phát hành, sau đó truyện đổi sang tên Popeye vào những năm 1970.

Đã 90 năm trôi qua, sau gần một thế kỷ câu chuyện về thủy thủ Popeye vẫn thu hút hàng triệu độc giả. Truyện tranh, phim hoạt hình về nhân vật này luôn đứng trong Top các sản phẩm nghệ thuật ăn khách trên thế giới, năm 2002 TV Guide đã xếp Popeye đứng thứ 20 trong danh sách "50 nhân vật hoạt hình vĩ đại nhất mọi thời đại".

Dưới đây là những sự thật thú vị về nhân vật được coi là biểu tượng của người Mỹ.

Nguyên mẫu ngoài đời của Popeye và Olive

Họa sĩ Elzie Crisler Segar tạo ra Popeye dựa theo hình mẫu của Frank 'Rocky' Fiegal, một võ sĩ ở cùng quê với tác giả tại thành phố Chester, bang Illinois, Mỹ. Frank có thân hình mạnh mẽ, bị chột mắt, thích đánh lộn và hút thuốc bằng tẩu, ông mất vào năm 1947 và năm 1996, người hâm mộ Popeye đã khắc trên bia mộ của ông dòng chữ: “cảm hứng tạo thành nhân vật Popeye”.

Frank 'Rocky' Fiegal
Dora Paskel

Còn nhân vật bạn gái Olive Oyl của Popeye được khắc họa dựa theo hình ảnh bà hàng xóm của Segar là Dora Paskel, một người phụ nữ có vóc dáng cao gầy và thường hay búi tóc lên.

Popeye thích ăn rau bina do lỗi toán học

Trong truyện, Popeye sẽ có sức mạnh khủng khiếp với cơ bắp nổi cuồn cuộn khi chén sạch một hộp rau chân vịt. Tình tiết kỳ lạ này được lấy cảm hứng từ một nghiên cứu toán học sai lầm của chuyên gia người Đức Erich von Wolf.

Vào năm 1870, Erich von Wolf đã tính toán lượng sắt trong rau chân vịt nhưng lại phạm sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đặt nhầm một dấu thập phân khiến con số 3,5 miligam thành 35 miligam, làm hàm lượng sắt chứa trong rau chân vịt cao hơn gấp 10 lần. Từ đó, nhiều người đã lầm tưởng rằng rau chân vịt sẽ làm con người trở nên mạnh mẽ do chứa chất sắt cao.

Việc Popeye có sở thích ăn rau chân vịt để tăng cường sức lực đã thúc đẩy số lượng tiêu thụ loại rau này tại Hoa Kỳ tăng 33 % và đứng thứ 3 trong danh sách các thực phẩm trẻ em Mỹ yêu thích nhất mọi thời đại, bảng thống kê được lập vào thập niên 30.

Vai chính điện ảnh đầu tiên của Robin Williams là phiên bản live action về Popeye

Bộ phim điện ảnh Popeye, chuyển thể từ cuốn truyện tranh cùng tên do hãng Paramount sản xuất năm 1980 đã đạt khoảng 50 triệu USD, thu lợi về doanh thu phòng vé dù không được giới chuyên đánh giá cao. Sau này, bối cảnh phim quay ở Malta đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch đến tham quan.

Làng Popeye ở Malta

Tác phẩm Popeye cũng đánh dấu là vai diễn chính điện ảnh đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất của Robin Williams, nam diễn viên nổi tiếng đã qua đời vào năm 2014 với nguyên nhân cái chết được xác định là do thắt cổ tử tự.

Nghệ sĩ lồng tiếng cho Popeye và Olive đã kết hôn ngoài đời thực

Năm 1933, series hoạt hình ngắn Popeye The Sailor ra mắt, loạt phim này đã mai mối cho diễn viên lồng tiếng Jack Merce và Margie Hynes về chung một nhà. Điều đặc biệt là Jack Merce lồng tiếng cho Popeye còn Margie Hynes lại lồng tiếng cho cô người yêu đỏng đảnh của Popeye là Olive.

Jack Merce và Margie Hynes

Năm 1935, Jack và Margie gặp gỡ nhau đến năm 1939 họ kết hôn nhưng đến năm 1944 cặp đôi đã ly dị, kết thúc mối tình đẹp gần 10 năm bên nhau.

Nhân vật hoạt hình đầu tiên được tạc tượng

Năm 1937, chính quyền thành phố Crystal, bang Texas đã dựng một tượng Popeye để tôn vinh nhân vật này tại thị trấn Nam Texas, nơi được bao quanh bởi các trang trại rau chân vịt. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật hoạt hình được dựng tượng để làm biểu tượng cho địa phương.

Năm 2014, ông trùm sòng bạc Steve Wynn khiến thiên hạ choáng váng khi “chơi lớn” chi đến 28 triệu USD chỉ để tạc tượng Popeye.

Truyền cảm hứng cho các thương hiệu nổi tiếng

Trong truyện gốc Popeye có nhân vật béo phì, thích ăn hamburger là J. Wellington Wimpy đã truyền cảm hứng tạo nên chuỗi nhà hàng Wimpy's.

Nguồn gốc cái tên của xe Jeep vốn không rõ ràng và gây nhiều tranh cãi, nhiều người tin rằng từ Jeep được bắt nguồn từ một nhân vật trong phim hoạt hình Popeye.

Game Mario đình đám một thời dựa trên nhân vật Popeye. Vào những năm thập niên 80, Nintendo đã từng cố gắng phát triển một tựa game về Popeye nhưng gặp khó khăn về bản quyền nên đã chuyển sang thực hiện tựa game khác là Donkey Kong. Trong đó các nhân vật của game lấy cảm hứng xây dựng từ truyện Popeye, như Mario là Popeye, công chúa Peach là Olive Oyl và Donkey Kong là Bluto.

Gây tranh cãi về mặt chính trị

Trong thời Thế chiến 2, có các tập phim hoạt hình Popeye chứa nội dung được cho là phân biệt chủng tộc, xúc phạm người Nhật. Trong phim người Nhật được miêu tả có hàm răng khểnh, cặp kính dày và ngu ngốc thường bị Popeye và Pluto đánh cho bầm dập.

Một số tập khác còn chế giễu cộng đồng người Mỹ gốc phi nên đã bị cấm phát sóng trên truyền hình Mỹ.

Phủ xanh tòa nhà Empire State

Empire State là một trong những công trình kiến trúc biểu tượng của thành phố New York, vào năm 2004 tòa nhà này đã chiếu sáng màu xanh lục, màu của rau chân vịt để kỷ niệm 75 ngày ra đời của nhân vật Popeye.

Lễ kỷ niệm vinh danh Popeye diễn ra trong suốt cả năm với nhiều hoạt động khác nhau như: tổ chức lễ hội dã ngoại, chiếu phim hoạt hình, diễu hành…

Popeye là một nhân vật không phải trả tiền bản quyền ngoại trừ ở Hoa Kỳ

Năm 2009, Popeye trở thành nhân vật được phép sử dụng ảnh để quảng cáo, tuyên truyền ở châu Âu mà không phải trả tiền bản quyền cho nhà sản xuất.

Tuy nhiên ở nước Mỹ ,nơi sản sinh ra biểu tượng Popeye thì hình ảnh chàng thủy thủ vẫn thuộc bản quyền của King Feature Syndicate cho đến năm 2025.

Popeye được biết đến với nhiều các tên khác trên thế giới

Cái tên Popeye nổi tiếng ở Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới. Nhưng ở một số nước nhân vật Popeye có tên gọi khác, vô cùng độc dị, như người Ý gọi Popeye là Iron Arm (cánh tay sắt), ở Đan Mạch gọi là Skipper Skraek (đội trưởng Skraek) hoặc Terror of the Sea (tên khủng bố trên biển).

Theo: PastFactory
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.