• Về đầu trang
Mèo một mẩu
Mèo một mẩu

Nghệ thuật Batik với màu nhuộm tự nhiên từ rừng ngập mặn

Khám phá

Batik là tấm vải truyền thống được tạo ra bằng kỹ thuật nhuộm sáp với phương pháp nhuộm thủ công, xuất hiện từ hơn 2500 năm trước ở Trung Đông, Ấn độ, Indonesia, Malaysia, … Mặc dù Indonesia không phải là cái nôi của Batik nhưng lại là nơi đưa nghệ thuật này đến đỉnh cao, trở thành một sản phẩm thương hiệu của quốc gia. Đến năm 2009, UNESCO chính thức công nhận nghệ thuật Batik ở Indonesia là di sản văn hóa phi vật thể.

Vải Batik truyền thống thường chỉ có màu nâu hoặc màu chàm do những màu này dễ chiết xuất từ thiên nhiên. Nhưng theo thời gian cùng với sự phổ biến của màu nhuộm hóa học, màu sắc của Batik cũng đa dạng hơn.

Tuy nhiên, từ 4 năm trước, người nghệ nhân Batik, Sodikin và nhóm của ông ấy đã quyết định chuyển từ dùng màu nhân tạo sang sử dụng màu tự nhiên có nguồn gốc từ rừng ngập mặn để giảm thiểu chi phí sản xuất. Hàng ngày họ đi khắp các khu rừng ngập mặn ở miền trung Indonesia, tìm và thu thập những loại quả cùng lá cây rụng để mang về làm màu nhuộm tự nhiên. “Chúng tôi sử dụng nguyên liệu từ rừng ngập mặn đồng thời cũng muốn bảo tồn nó, vì vậy, chúng tôi chỉ nhặt lá và quả rụng chứ không chặt hoặc hái chúng.”

Ông Sodikin_ Nghệ nhân nhuộm Batik

Vải Batik nhuộm màu tự nhiên mặc dù được làm kỳ công hơn và màu xỉn hơn (sắc độ tùy vào kỹ thuật nhuộm của mỗi người thợ) so với thuốc nhuộm hóa học. Tuy nhiên, độ bền màu của chúng không thua kém gì những sản phẩm được nhuộm màu nhân tạo. Hơn hết, chúng lại thân thiện với môi trường hơn gấp nhiều lần.

Màu hóa học thường được dùng để nhuộm vải Batik

Ông cũng cho biết, thu nhập của họ đã tăng nên đáng kể từ khi họ chuyển sang sử dụng màu tự nhiên. Mặc dù giá của sản phẩm thường đắt gấp đôi, ba lần sản phẩm nhuộm màu nhân tạo, nhưng hiện nay người dân lại rất thích những sản phẩm này, đặc biệt là tầng lớp trung lưu và thượng lưu.

Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với môi trường tự nhiên của Indonesia. Chúng là rào cản chống lại sóng thần và là môi trường sống của rất nhiều loài cá và cua. Chúng cũng hấp thụ một lượng khí thải CO2 nhiều hơn đáng kể so với rừng nhiệt đới và có khả năng giữ CO2 trong phần đất trầm tích bên dưới tới hàng nghìn năm.

Theo: The Jakarta Post
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.