• Về đầu trang
Pan
Pan

Thế giới chỉ có 80 người có khả năng ghi nhớ được kí ức ngay từ khoảnh khắc mới chào đời

Khám phá

Rebecca Sharrock, 27 tuổi, người phụ nữ Úc có thể ghi nhớ đến chi tiết những hình ảnh đã trải qua từ lúc chỉ mới chào đời. Bởi vì cô mắc một hội chứng hiếm gặp "Hội chứng trí nhớ siêu phàm" (HSAM). Điều này khiến cô không thể quên đi những trải nghiệm đã qua trong quá khứ. Toàn thế giới chỉ có 60-80 người có được năng lực này. Rebecca có thể nhớ toàn bộ chi tiết đã xảy ra trong cuộc đời mình, ngay cả những giấc mơ lúc một tuổi rưỡi hay những hình ảnh thấy được sau 12 ngày được sinh ra.

Rebecca thậm chí có thể thuộc nằm lòng bộ truyện "Harry Porter"! Hiện tại cô đang viết bản tự truyện "My Life is a Puzzle" (Tạm dịch là "Cuộc sống tôi là những mảnh ghép"), chia sẻ về khả năng đặc biệt của cô.

Chúng ta cùng cảm nhận Rebecca nói gì về năng lực của mình nhé!

Mảnh kí ức mà tôi nhớ sớm nhất chính là lúc tôi được sinh ra sau 12 ngày. Thời điểm đó là bố mẹ bế tôi vào ghế ngồi xe hơi chụp hình. Với một đứa bé mới sinh ra như tôi thì cái ghế nệm và vô-lăng là những điều mới mẻ, muốn biết chúng là thứ gì nữa cơ. Tuy lúc đó tôi còn chưa thể nhận thức những gì xung quanh.

Năm 2014, tôi đọc một bài viết trên tờ báo giấy, nội dung nói rằng con người chúng ta không thể ghi nhớ những việc đã xảy ra trước lúc 4 tuổi, sau khi đọc bài viết đó xong liền nghĩ "Cái này sai rồi". Hiện tại tôi đang viết cuốn sách tên "Cuộc sống tôi là những mảnh ghép", phần hồi ức trước năm 4 tuổi đã chiếm một phần rất dài rồi đấy.

Thời gian đầu đời, hình ảnh nhiều nhất tôi ghi nhớ là nằm trong nôi em bé, nhìn ngắm đồ chơi xung quanh và cánh quạt trần. Ngày sinh nhật đầu tiên, tôi không nhớ cụ thể là ngày nào, chỉ nhớ là mẹ đã mặc cho tôi chiếc đầm làm tôi ngứa không chịu nổi, tôi đã khóc.

Cho dù mọi người nói với tôi hôm nay là ngày đặc biệt, có nhiều người đến chúc mừng, nhưng tôi không thể hiểu và vẫn không ngừng khóc. Ngày đó bố mẹ đã tặng tôi một bé búp bê vải nhỏ, gương mặt của nó khiến tôi rất sợ, nhưng tôi vẫn chưa thể nói nên không thể biểu đạt được ý nghĩ của mình. Mỗi lần tôi nhìn nó, là tôi khóc lóc đòi để búp bê ra xa.

Từ lúc được 18 tháng tuổi thì tôi bắt đầu hay có những giấc mơ lúc ngủ. Giai đoạn đó, tôi cảm thấy mình như rời khỏi gia đình vào mỗi tối, nên tôi rất hi vọng mẹ có thể nằm bên cạnh tôi lúc ngủ. Lần sinh nhật thứ hai không bao lâu thì em gái được sinh ra. Lúc đó tôi không hề hiểu em gái là gì, chỉ cảm thấy hứng thú khi chơi với chiếc tàu hỏa đồ chơi mà thôi. Vài năm sau, tôi phát hiện mình không phải là đứa con duy nhất, tôi đã bắt đầu biết ăn hiếp em gái, vì tôi phải chia sẻ với cô bé tất cả mọi thứ, gồm cả quần áo cũ và đồ chơi.

Tôi là một trong 60-80 người có "Hội chứng trí nhớ siêu phàm" trên toàn thế giới, điều này khiến tôi không thể quên đi trải nghiệm từng phút từng giây trong cuộc đời, cảm giác này cũng giống như mình đang sống trong quá khứ vậy. Những người như chúng tôi có thể nhớ kí ức trước năm 4 tuổi rất rõ ràng.

Người bình thường có thật sự quên đi những trải nghiệm đã qua hay không, vấn đề này còn phải nghiên cứu thêm. Chứng mất trí nhớ và Hội chứng suy giảm trí nhớ (Alzheimer) làm cho con người quên đi những kí ức trước đó.

Những hình ảnh trong thời gian gần có thể vẫn còn ghi nhớ, nhưng trải nghiệm trong thời gian trước đó rất xa thì có thể sẽ bị lãng quên. Có lần tôi đến viện dưỡng lão gặp một phụ nữ mắc căn bệnh mất trí nhớ, nhìn thấy cô ấy đang sải rộng hai cánh tay, nói là đang cùng người bà cho chim bồ câu ăn (Đó chính xác là kí ức của cô ấy thời còn nhỏ).

Chúng ta hiểu biết rất ít về bộ não và mảnh kí ức của con người. Bộ não cũng giống như trung tâm điều khiển của chúng ta vậy, kí ức truyền tải tất cả những gì mà chúng ta học được (bao gồm có ý thức và không ý thức).

Chúng ta sở hữu rất nhiều mảnh kí ức khác nhau, nhưng chỉ có những người có hội chứng HSAM mới có thể ghi nhớ đến từng chi tiết, giống như chúng ta luôn không ngừng lặp lại những trải nghiệm đã qua trong cuộc đời vậy.

Theo: Teepr
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.