• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

13 câu chuyện lạ kỳ ngoài tự nhiên rất ít người biết đến

Thiên nhiên

Lost Bird mời bạn khám phá và giải mã 13 hiện tượng và vùng đất kỳ lạ vẫn tồn tại ở một ngóc ngách nào đó thế giới.

13. Everest không phải là ngọn núi cao nhất hành tinh

lost bird kham pha thien nhien 1

Tất nhiên Everest vẫn là ngọn núi cao nhất thế giới với độ cao 8.848 mét tính từ mực nước biển. Nhưng nếu bạn tính từ đáy đại dương thì đỉnh núi cao nhất trên thế giới thật ra là Mauna Kena ở Hawaii với độ cao 10.200 mét.

12. Hồ nổ

lost bird kham pha thien nhien 2

Trên thế giới có những chiếc hồ nguy hiểm không phải vì độ sâu của chúng mà là loại khí tiềm ẩn trong đó. Danh hiệu chiếc hồ nguy hiểm nhất thế giới có thể sẽ được trao cho hồ Nyos. Vào ngày 21/8/1986, chiếc hồ đã xảy ra một vụ nổ kinh hoàng giải phóng rất nhiều khí CO2 độc hại khiến 1.700 người tử vong chỉ trong một đêm.

11. Cát biết hát

Hiện tượng cát phát ra âm thanh như đang hát trên sa mạc là do ma sát của những hạt cát. Khối lượng cát di chuyển càng nhiều thì âm thanh phát ra sẽ càng lớn. Đôi khi, cát trên sa mạc sẽ có âm thanh giống với đàn organ như video bên dưới.

10. Những sinh vật bí ẩn của đại dương

lost bird kham pha thien nhien 3

Đại dương vẫn chứa rất nhiều bí ẩn mà không có bất cứ khoa học công nghệ nào có thể khám phá hết. Chúng ta hiểu biết rất ít về đại dương cũng như chỉ có một số khái niệm về thiên hà xa xôi. Ngày nay, chúng ta chỉ tìm hiểu được 5% đại dương và mỗi năm khoa học vẫn tiếp tục tìm thấy rất nhiều loài sinh vật biển mới.

Những sinh vật trên hình được tìm thấy vào tháng 6/2017 ở gần nước Úc.

9. Nam Cực là nơi khô nhất hành tinh

lost bird kham pha thien nhien 4

Bạn vẫn hiểu lầm sa mạc là nơi khô nhất hành tinh nhưng thung lũng khô McMurdo lạnh lẽo ở Nam Cực mới chính là nơi thiếu độ ẩm nhất mà con người từng biết đến. Ở một số vùng thuộc thung lũng này, đã hơn 2 triệu năm qua không có bất cứ giọt mưa nào. Thiên nhiên ở đó gần giống với Sao Hoả đến nỗi NASA đã từng làm thử nghiệm tàu không gian của họ ở đây.

8. Trái Đất có thể từng có màu tím

lost bird kham pha thien nhien 5

Một số nhà khoa học tin rằng trong quá khứ thực vật trên Trái Đất có sắc tố hoàn toàn khác màu xanh lá hiện này. Sắc tố này có thể đã khiến cho thảm thực vật trông như màu tím.

7. Rừng uốn cong

lost bird kham pha thien nhien 6

Trong một khu rừng nằm ở phía Tây Ba Lan, những chiếc cây lớn lên có hình dáng rất kỳ lạ. Một số giả thuyết cho rằng những cái cây đã bị gió hoặc bão tuyết uốn nắn hoặc người trồng đã can thiệp vào quá trình lớn lên của chúng.

6. Mắt của châu Phi

lost bird kham pha thien nhien 7

Cấu trúc Richat hay còn gọi là mắt châu Phi có kích thước rất lớn đến nỗi các phi hành gia trên quỹ đạo có thể sử dụng nơi này để tìm kiếm hướng đi. Mặc dù Richat trông giống miệng núi lửa nhưng các nhà khoa học lại cho rằng nó được hình thành bởi quá trình xói mòn.

5. Những tảng đá di chuyển

lost bird kham pha thien nhien 8

Ở Thung lũng Chết, California, Hoa Kỳ, có một hiện tượng rất kì lạ có tên là Sailing stones (những hòn đá biết di chuyển). Mặc dù là những hòn đá vô tri nhưng chúng lại có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân dẫn đến điều này có lẽ là do những mảnh băng khổng lồ đã di chuyển.

4. Con đường lỗ

lost bird kham pha thien nhien 12

lost bird kham pha thien nhien 13

Bạn có thể nhìn thấy dải lỗ này trên Google Maps, chúng kéo dài từ phía bắc đến phía nam của Peru. Các nhà khảo cổ tin rằng những lỗ hổng này được sử dụng để lưu trữ thực phẩm của người Inca (một tộc người da đỏ tại miền nam châu Mỹ xuất hiện từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16).

3. Nhưng bộ tộc không liên lạc với thế giới

lost bird kham pha thien nhien 9

Trên thế giới vẫn có rất nhiều bộ lạc sống tách biệt với nền văn minh của xã hội hiện đại. Họ ẩn nấp tại nhiều nơi khác nhau và không liên lạc với bên ngoài. Một số bộ tộc thậm chí còn tấn công bất cứ ai dám xâm phạm lãnh thổ của họ

2. Thác máu ở Nam Cực

lost bird kham pha thien nhien 10

Ở Nam Cực có một thác nước không hề bình thường, dòng nước ở nơi này có màu đỏ thẫm như máu và nước rất mặn. Nguyên nhân là do lượng sắt khổng lồ trong nước đã làm cho nước ở đây hoá thành màu đỏ. Thượng nguồn của thác là một hồ muối cổ đại được bao phủ bởi một lớp băng dày. Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng hồ này có chứa các vi sinh vật có thể hấp thụ năng lượng mà không cần ánh sáng mặt trời

1. Hệ thống cấp nước lâu đời nhất

lost bird kham pha thien nhien 11

Những chiếc lỗ này được gọi là Qanat, một hệ thống cấp nước của Ba Tư cổ đại. Bên dưới có một dòng kênh ngầm để con người có thể lấy nước uống hoặc tưới tiêu cho cây trồng. Hệ thống này đã tồn tại và hoạt động như thế từ khoảng 3.000 năm trước.

Theo: Bright Side
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.