• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Ấn Độ tranh cãi vì phán quyết 'giết không tha' con hổ bị tình nghi ăn thịt 13 người

Thiên nhiên

Những ngày vừa qua, các nhà bảo tồn động vật hoang dã tại Ấn Độ đang phải đấu tranh để giữ mạng sống cho một con hổ mang tội danh ăn thịt 13 người dân.

Tòa án tối cao của quốc gia đang xem xét việc cho phép kiểm lâm địa phương bắt sống và xử tử con hổ hung hăng này. Tuy nhiên, làn sóng tranh cãi đã nổ ra khi nhiều người cho rằng con người không nên giết những động vật hoang dã như hổ mà chỉ cần bắt giữ là được.

4

Con hổ được cho là thường xuyên xuất hiện tại khu vực xảy ra những vụ động vật hoang dã tấn công người.

Con hổ được đặt biệt danh là T1 đang là đối tượng buộc phải chịu trách nhiệm cho 13 người đã chết tại quận Yavatmal ở bang Maharashtra, Ấn Độ kể từ tháng 1/2016.

Theo các báo cáo chính thức của CNN, trong số đó có 3 người chỉ vừa mới bị ăn thịt tháng trước.

1

Hiện T1 đang là mục tiêu truy sát của rất nhiều thợ săn được thuê để giết chết nó.

Ở Ấn Độ, loài hổ luôn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi Đạo luật bảo vệ động vật hoang dã của đất nước. Việc giết hại bất cứ con hổ nào là hành động trái pháp luật và nếu buộc xử tử chúng thì phải được chính quyền chấp thuận.

Trường hợp của hổ T1 đã được báo cáo và chuyển đến Tòa án tối cao khi nhiều người cho rằng không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh con hổ đã tấn công và giết chết người dân. Tuy nhiên, phía tòa án, họ đã ra phán quyết rằng các kiểm lâm có thể giết chết con hổ nếu họ không bắt sống được nó.

2

Các nhà bảo tồn ra sức bảo vệ con hổ vì kiểm lâm và tòa án không hề có những bằng chứng thuyết phục.

Tổ chức phi chính phủ Ấn Độ Earth Brigade đã bày tỏ lo ngại về việc liệu các quan chức đã nỗ lực hết mình để làm việc công bằng khi đưa ra quyết định bắn chết con hổ ngay lập tức thay vì chỉ cần bắt giữ nó.

"Các kiểm lâm chỉ có kế hoạch để giết chóc, trong khi chúng tôi đang đề nghị tòa án xem xét về việc này thì họ đã thuê những thợ săn để truy giết con hổ T1", người sáng lập Sarita Subramaniam của Tổ chức Earth Brigade chia sẻ.

"Nếu chỉ có ý định bắt sống thì tại sao họ lại thuê một đội thợ săn khát máu?"

https://youtu.be/gHzNLMpMH5w

Subramaniam và các nhà vận động khác đã chỉ ra những mâu thuẫn trong loạt bằng chứng được đưa ra, họ yêu cầu một cuộc điều tra sâu hơn về các cuộc tấn công này.

Ông cho rằng những loài động vật khác cũng có thể đã gây ra cái chết cho nhiều người. Theo Subramaniam, các nhà điều tra phải tiến hành phân tích ADN đầy đủ để xác định các loài có liên quan đến loạt vụ tấn công.

"Các báo cáo đều cho rằng những vết thương này là do hổ tấn công nhưng lợn rừng cũng từng được ghi nhận đã nhiều lần tấn công con người, hoặc kể cả linh cẩu cũng có thể nằm trong danh sách tình nghi... Nếu như họ chỉ đang dựa vào những hình ảnh từ bẫy máy ảnh đặt trong rừng nhưng không xác định được ngày tháng cụ thể thì rất không công bằng. Tất cả chỉ vì con hổ thường xuất hiện ở khu vực xảy ra nhiều vụ tấn công người sao?"

6

Sau quyết định của Tòa án Tối cao, các nhà hoạt động hiện đang có kế hoạch tiếp tục nộp đơn khiếu nại.

T1 là một con hổ mẹ đã có 2 con, ngoài ra một con hổ có biệt danh là T2 cũng đang là mục tiêu đuổi giết của các quan chức. Mặc dù không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy T2 đã giết chết ai đó nhưng nó lại xuất hiện trong khu vực xảy ra những vụ tấn công.

T1, T2 đang đối mặt với đội thợ săn sẵn sàng bắn chết chúng ngay lập tức. Mặc dù các nhà bảo tồn vẫn nỗ lực bảo vệ nhưng liệu chúng có may mắn sống sót khi trở thành mục tiêu bị tình nghi giết chết 13 người dân vô tội.

Theo: Next Shark
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.