• Về đầu trang
Trứng chim
Trứng chim

Chú cá voi nhỏ cố gắng tự tử khi chứng kiến gia đình mình bị tàn sát

Thiên nhiên

Đây là một video về sự nhẫn tâm của loài người. Video được quay tại một vùng biển cạn, nơi những con cá voi đầu dưa đang tuyệt vọng vùng vẫy trong lưới. Ngay cạnh đó, từng thành viên trong gia đình chúng bị giết hại tàn nhẫn dưới tay của nhóm thợ săn cá voi. Chúng vùng vẫy vì biết mình sẽ là nạn nhân tiếp theo của cuộc tàn sát này.

Nhưng đau lòng nhất, một con cá voi nhỏ vì quá sợ hãi đã tự ném mình vào vách đá bên bờ biển.

https://www.facebook.com/RicOBarrysDolphinProject/videos/1786920048102792/?t=0

Tim Burns, một thành viên thuộc Ric O’Barry’s Dolphin Project (Dự án Cá heo Ric O’Barry), cũng là những người đã quay lại đoạn video này, trả lời tờ The Dodo khi được hỏi về vụ việc: “Nó muốn thoát ra khỏi đó, nó muốn được tự do. Và đó là lựa chọn duy nhất của nó. Nó ngẩng đầu, vẫy đuôi và đập mạnh vào những tảng đá.”

Đó là những tảng đá “cực kì sắc nhọn”, vì thế không có nghi ngờ gì, chú cá voi nhỏ tự làm mình bị thương mỗi lần nhảy lên cố gắng tháo chạy. “Mõm nó đẫm máu vì những vết thương tự mình gây ra.”

cv

Nhưng với nó, một chú cá voi con, vết thương đó hoàn toàn không là gì với nỗi đau chứng kiến các thành viên trong gia đình mình bị giết từng người, từng người một.

Sự việc khủng khiếp này xảy ra vào ngày 27/11 ở Taiji, một thị trấn ven biển nhỏ ở Nhật Bản. Đây cũng là nơi nổi tiếng với việc đánh bắt, giết hại cá voi và cá heo. Những ngư dân ở đây sẽ truy lùng từng đàn cá voi, sau đó bắt chúng bằng cách dùng những cây cột kim loại đập mạnh vào vỏ tàu, tạo ra một cái lồng bằng âm thanh, nhốt đàn cá lại trong đó.

cv1

Khi những con cá voi đã bị kẹt lại trong “chiếc lồng”, bọn họ sẽ đem chúng đến một nơi chuyên dùng để giết hại loài vật đáng thương này, một nơi được bao vây bởi những chiếc lưới mà khó có con cá voi nào thoát được.

Sau đó, quá trình chọn lựa bắt đầu. Huấn luyện viên sẽ chọn những con cá heo và cá voi “thu hút” nhất, chúng sẽ trở thành một công cụ giải trí ở Bảo tàng Cá voi Taiji, hoặc bị bán cho các công viên nước và các Chương trình “Bơi cùng cá heo” trên toàn thế giới. Những con còn lại, ngay trước mặt đồng loại mình, sẽ bị giết hại dã man để lấy thịt.

cv2

Trong chuyến ra khơi hôm đó, các ngư dân đã bắt được một gia đình cá voi đầu dưa, một gia đình lớn gồm 45 đến 50 con. Họ giết phần lớn trong số chúng. Có 4 con trong đàn được giữ lại, một số rất ít được thả đi. Nghe thì có vẻ từ bi khi họ thả những con cá voi chưa trưởng thành đi, nhưng khi không được sống với mẹ mình, chúng sẽ khó mà tồn tại được.

Burns cho biết: “Đó là một cuộc tàn sát khủng khiếp. Những ngư dân này nói rằng họ có một quá trình riêng biệt để giết đàn cá: đóng đinh vào lưng để hủy cột sống của chúng, sau đó chúng sẽ chết ngay tức khắc. Nhưng theo những gì chúng tôi thu thập được, quá trình này còn kinh khủng hơn rất nhiều.”

cv3

Chú cá voi con vẫy vùng trong tuyệt vọng và đau đớn.

Không rõ chuyện gì đã xảy ra với chú cá voi lao mình vào vách đá, nhưng Burns tin rằng nó sẽ chết vì những ảnh hưởng về tinh thần mà nó phải chịu đựng từ quá trình tàn độc kia.

Người sáng lập Ric O’Barry’s Dolphin Project, Ric O’Barry, đã viết trên Facebook về chuyến ra khơi:

“Sự khủng bố và tổn thương mà những chú cá này phải chịu đựng là điều không ai có thể tưởng tượng được. Còn gì độc ác và mất nhân tính hơn quá trình tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần loài vật nhạy cảm này? Làm sao họ có thể thả những con cá chưa trưởng thành về lại đại dương khi họ biết nó sẽ chết ngay khi không có mẹ ở bên cạnh? Làm sao con người có thể làm đến mức này? Những hành động tàn độc và khủng khiếp nhất?”

cv4

Một chuyến đi săn cá voi của các ngư dân.

Nhưng những ngư dân này không phải là những kẻ khát máu, họ không làm vậy để cảm thấy thỏa mãn bản thân mình. Nền công nghiệp này là như vậy, một khi đã bước vào, họ phải tiếp tục. Việc bán thịt những con cá còn lại chỉ mang đến lợi nhuận nhỏ, và không thể trang trải chi phí của những lần ra khơi. Họ buộc phải tiếp tục săn bắt những đàn cá tiếp theo vì lợi nhuận hàng ngàn đô thu được với mỗi con cá heo “thu hút” được bán cho các trung tâm hoặc trại huấn luyện.

Vào tháng trước, Nikki Botha, một tình nguyện viên của tổ chức Sea Shepherd Cove Guardians (tạm dịch Những người bảo hộ vịnh biển), tổ chức cũng đang theo dõi các hoạt động đánh bắt cá tại Taiji, trả lời tờ The Dodo rằng:

“Giáo dục chính là chìa khóa thay đổi thế giới, càng nhiều người biết về việc này thì càng có nhiều chú cá được cứu giúp. Chỉ đơn giản bằng việc không mua vé xem các show trình diễn cá heo, hay những gì tương tự, họ đã giúp ích rất nhiều. Vì chính những buổi diễn như thế là nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng diễn ra ở Taiji.”

Để góp sức ngăn chặn những cuộc thảm sát này, các bạn có thể quyên góp ở Ric O’Barry’s Dolphin ProjectSea Shepherd. Hay đơn giản hơn là kí vào bản cam kết không tham gia các show biểu diễn cá heo tại đây.

Theo: thedodo
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.