• Về đầu trang
CIBOONG
CIBOONG

Du khách selfie khiến động vật hoang dã gặp nguy hiểm

Thiên nhiên

Du khách tham quan safari đã được khuyến khích không nên chia sẻ hình ảnh động vật hoang dã quý hiếm và hình selfie trên các phương tiện truyền thông xã hội.

media.gadventures.com

Các chuyên gia tại Nam Phi cho biết những kẻ săn trộm đang sử dụng chức năng định vị trên những bức ảnh này để theo dõi và tiêu diệt các loài động vật đang bị đe dọa như tê giác và voi.

Karen Trendler – chuyên viên bảo tồn tê giác – nói rằng:

“Không ai có thể nghĩ được những tổ chức này rất tinh vi đến mức nào. Nếu để ý, bạn có thể nhận ra một số kẻ săn trộm có tới vài tài khoản trên mạng xã hội chỉ để theo dõi các bài đăng về động vật hoang dã đang bị đe dọa.”

luxurysafariexperts.com

Trendler cho rằng khách du lịch cần nhận thức được những tác động mà họ có thể vô tình gây ra.

“Tôi không bảo mọi người đừng chụp những tấm ảnh để đời đó, nhưng nếu bạn làm thế thì xin hãy tắt chức năng gắn thẻ vị trí, cũng đừng tiết lộ thời gian và địa điểm mà bức ảnh được chụp.

Chúng ta không thể biết được những thông tin này rồi sẽ bị chuyển cho người khác với mục đích bất chính đâu.”

Tại công viên Kruger – một trong những safari nổi tiếng nhất thế giới, các quan chức đang xem xét việc gây nhiễu tín hiệu điện thoại để ngăn khách du lịch truyền bá vị trí của các loài động vật đang bị đe dọa.

personalcollectionbyta.com

Ike Phaahla – phát ngôn viên của công viên Kruger – chia sẻ với ABC News:

“Tôi nghĩ mọi người sẽ sốc khi biết rằng những chia sẻ của họ về kinh nghiệm ngắm động vật hoang dã đang bị theo dõi bởi những kẻ săn trộm.

Chúng tôi đang trao đổi với các chuyên gia để tìm ra giải pháp hạn chế những hành vi vô trách nhiệm này. Cắt tín hiệu có thể sẽ là biện pháp cuối cùng.”

Hơn một nửa trong số 8.000 con tê giác bị săn trộm ở Nam Phi trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2018 đã bị giết tại công viên Kruger và các khu bảo tồn tư nhân lân cận. Khu vực voi bị săn trộm trong công viên có kích thước gần bằng nước Bỉ đã tăng đến mức kỷ lục vào năm 2018, với 71 con voi bị giết do lấy ngà.

bokunprod.imgix.net

Bên cạnh văn hóa selfie - một trong những nguyên nhân chính gây ra nạn săn trộm, một số hoạt động vô tình khác của con người cũng đem lại những hậu quả không lường trước được.

Trong vài tuần gần đây, ba con linh dương đã bị giết bởi những người lái xe quá tốc độ. Vào tháng 11 vừa rồi, một con hươu cao cổ đã chết do bị một chiếc minibus tông vào. Giới hạn tốc độ trên quãng đường hơn 3.000 km trong công viên lên đến gần 50 km/h, tùy thuộc vào địa hình đường.

Phaahla cho biết thêm:

“Có nhiều người phóng xe rất nhanh để đến khu vực tham quan, gây nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà còn cho cả động vật ở đó nữa. Tai nạn xảy ra khiến giao thông bị cản trở tại các điểm quan sát gây bức xúc cho mọi người. Ngoài ra, việc này còn vô tình thu hút sự chú ý của những kẻ săn trộm nếu đó là một loài động vật mà chúng đã có ý định nhắm tới từ trước.”

Bài viết cùng chủ đề: Khủng hoảng sinh thái ở Úc: 8000 gấu Koala chết cháy, chim thú quý bị đe dọa, nhiệt độ ở Sydney gần chạm mức 50°C

Theo: msn.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.