• Về đầu trang
An Hy
An Hy

NASA phát hiện 1,5 triệu con cánh cụt Nam Cực sống tại quần đảo hẻo lánh trong 3000 năm

Thiên nhiên

Mọi chuyện bắt đầu khi một nhóm các nhà nghiên cứu dành 10 tháng để thực hiện một cuộc khảo sát ở Nam Cực về chim cánh cụt Adélie. Họ xem qua từng hình ảnh không mây chụp được từ vệ tinh ở lục địa phía Nam.

"Chúng tôi đã nghĩ rằng chúng tôi biết tất cả các thuộc địa mà chim cánh cụt (Adélie) sinh sống là ở đâu" - Heather Lynch, phó giáo sư tại Đại học Stony Brook, cho biết trong một buổi họp báo.

Suy nghĩ đó chỉ tồn tại cho đến khi một đồng nghiệp tại NASA phát triển một thuật toán dành cho việc phát hiện tự động và nó bắt đầu thông báo cũng như gắn cờ lên mọi pixel của những bức ảnh chụp quần đảo Danger. Khi Lynch và nhóm của cô quay lại để xem xét kỹ hơn các hình ảnh, họ đã phát hiện quần đảo này chứa đầy phân chim cánh cụt.

Một quần thể 1,5 triệu con chim cánh cụt đã sống tại đây gần 3.000 năm. Việc không phát hiện ra sự tồn tại của những chú chim là điều gần như không thể, Heather Lynch cho biết sự bỏ lỡ này đã xảy ra chỉ "vì chúng tôi không nghĩ sẽ tìm thấy chúng ở đó".

Hình ảnh trên không cho thấy một đàn chim cánh cụt Adélie sinh sống trên đảo Heroina, Quần đảo Danger, Nam Cực. Credit: Thomas Sayre McChord, Hanumant Singh, Northeastern University

Trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ tại Washington, DC, các nhà nghiên cứu tiết lộ loài chim cánh cụt Adélie đã sống tại quần đảo Danger khoảng 2.800 năm. Quần đảo được bao quanh bởi một lớp băng biển dày đặc, khiến nó trở thành một khu vực khó nghiên cứu. Tuy nhiên, sau khi khảo sát khu vực, các nhà nghiên cứu nghi ngờ thuộc địa này từng to lớn hơn hiện giờ rất nhiều.

Các hình ảnh vệ tinh trong vài năm qua đã chỉ ra có đến 3,8 triệu cặp đôi sinh sản được ước tính sống ở Nam Cực. Nhưng những hình ảnh đó không thể hiện được một bức tranh đầy đủ về quần thể chim cánh cụt của lục địa. Với các dấu vết guano (phân chim), các nhà nghiên cứu đang hy vọng sẽ có được những con số chính xác hơn.

Một nhóm nghiên cứu ở NASA đã lần theo dấu vết tụi chim cánh cụt Adélie dọc lãnh thổ Nam Cực nhờ tìm kiếm phân tụi này để lại

Bằng cách tìm kiếm các vết bẩn tạo ra bởi guano và quan sát màu sắc phân, các nhà nghiên cứu hiện đang cố gắng để xác định chính xác những con chim cánh cụt này ở Nam Cực đang ăn gì, chế độ ăn uống của chúng thay đổi như thế nào khi đối mặt với biến đổi khí hậu và theo thời gian. Hơn nữa, họ cũng có thể biết rõ hơn về số lượng chim cư trú trên bán đảo xa xôi hẻo lánh kia là bao nhiêu thông qua các vết guano.

Phó giáo sư Lynch cho biết thêm:“Chim cánh cụt đực và cái luôn thay phiên nhau ấp tổ. Chúng ta có thể sử dụng khu vực thuộc địa được xác định và giới hạn bởi vết guano, để tìm kiếm số lượng cặp đôi đang sinh sống trong thuộc địa.”

Hình ảnh chụp được từ vệ tinh về phân chim cánh cụt rải rác ở Nam Cực đem lại nhiều phát hiện mới về chế độ ăn của chúng khi khí hậu thay đổi

Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra hình ảnh vệ tinh qua 4 thập kỷ để tìm ra những gì chim cánh cụt ăn. Theo chia sẻ của phó giáo sư Lynch: “Phân chim cánh cụt có màu từ trắng đến hồng rồi đến đỏ sẫm. Guano trắng do thức ăn chủ yếu là cá; màu hồng và đỏ đến từ các thức ăn là nhuyễn thể.”

Một điều đáng ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy không có sự thay đổi cố định nào trong chế độ ăn của chim cánh cụt qua nhiều năm.

Bọn chim chân ngắn cũn cỡn không biết bay, ăn rồi thải ra phân để con người chạy đi tìm kiếm nè. Credit: Alexey Seafarer/Shutterstock

Nhà sinh thái học định lượng Youngflesh trả lời:

Điều này rất thú vị vì suốt thời gian qua, chế độ ăn của chúng không nảy sinh bất kì xu hướng rõ rệt nào, mặc kệ cho những thay đổi nhất định từ môi trường vật lý.

Đây là một bất ngờ lớn, vì số lượng phong phú và sự phân bổ rộng khắp của loài chim cánh cụt Adélie đã thay đổi đáng kể trong vòng 40 năm qua và các nhà khoa học đã đặt ra một giả thuyết cho rằng sự thay đổi về chế độ ăn uống có thể đóng vai trò liên quan.

Những phát hiện này rất quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng tôi về cách hệ sinh thái ở Nam Cực hoạt động và cách mà nó có thể thay đổi trong tương lai."

Với những thay đổi liên tục trong môi trường vật lý và sự phát triển của nghề khai thác nhuyễn thể trong khu vực, sự phân bố, số lượng của con mồi cũng như chính loài chim cánh cụt có những thay đổi rõ ràng là điều dễ dàng nhận thấy được.

Các phát hiện, nghiên cứu như thế này rất quan trọng đối với việc quản lý hệ sinh thái ở Nam Cực, nơi được coi là một trong những khu vực nguyên sơ nhất trên thế giới.

Theo: dailymail và livescience
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.