• Về đầu trang
Vũ Hoài Anh.
Vũ Hoài Anh.

Quan hệ đồng tính ở động vật: Tại sao đồng tính lại là tự nhiên và có đóng góp quan trọng?

Thiên nhiên

Quan hệ đồng tính được ghi nhận ở tất cả các loài từ động vật có vú, cá, chim và thậm chí là côn trùng. Đã có 1500 trường hợp được quan sát, trong đó có khoảng 500 trường hợp được miêu tả khá cụ thể. Theo một ghi nhận khác thì hiện tượng cặp đôi đồng giới xảy ra ở khoảng 1.000 loài trong đó có chim cánh cụt, cá heo và động vật linh trưởng do nhiều nguyên nhân. Quan hệ đồng tính có thể nhận thấy rõ ràng nhất ở chim cánh cụt và hươu cao cổ.

Tỉ lệ "chuộng" quan hệ đồng giới ở hươu cao cổ lên đến 94% và việc phát sinh quan hệ đồng giới lên đến 90%. Quan hệ đồng giới ở hươu cao cổ dịu dàng hơn rất nhiều lần so với quan hệ khác giới.

Những con hươu cao cổ đực thường dùng cổ quấn lấy nhau trong suốt nhiều giờ liền để thể hiện hành vi âu yếm với bạn tình sau đó bắt đầu phát sinh bạo lực. Hành vi bạo lực thường xuất hiện trong thế giới động vật như một cách để tranh giành con cái, nhưng ở hai con hươu cao cổ đực nó lại là hành vi thể hiện sự mạnh mẽ của cá thể. Sau những hành vi bạo lực chúng sẽ bắt đầu phát sinh quan hệ tình dục. Việc quan hệ tình dục đồng tính giữa hai con hươu cao cổ đực thường là âu yếm nhau bằng cổ và quan hệ hậu môn.

Chim cánh cụt cũng có tỷ lệ quan hệ đồng tính luyến ái cao trong thế giới tự nhiên. Trong các sở thú, có đến 5% -10% chim cánh cụt có quan hệ đồng giới. Nhiều con đực có thể sẽ tìm kiếm con đực khác nếu bạn đời của chúng không may mất đi. Thay vì tìm một con cái khác, chúng ghép đôi với một con đực khác và những cặp chim cánh cụt đồng tính luôn được biết đến như những ông bố bà mẹ chu đáo. Hai chú chim cánh cụt yêu nhau, làm tổ chung, sống như vợ chồng và cố ấp một hòn đá giống quả trứng. Có những đôi chim cánh cụt đực coi nhau như những người bạn đời thực sự. Chúng xây tổ cùng nhau, lấy một hòn đá thay trứng để ấp, nhận nuôi con non bị bỏ rơi hoặc bố mẹ không may đã chết.

"Cặp đôi" chim cánh cụt đồng tính Ferrari và Pringle

Các nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 8% cừu đực trong đàn thích đồng loại cùng giới. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những con cừu đồng tính có cấu trúc não khác biệt và giải phóng ít hormone giới tính hơn.

Cá heo mũi chai đực và cái đều thể hiện hành vi đồng tính luyến ái. Một nghiên cứu cho biết, khoảng 50% cá heo mũi chai đực thường xuyên quan hệ tình dục với đồng loại cùng giới.

Đồng tính luyến ái cũng khá phổ biến ở sư tử. 2 tới 4 con đực cùng nhau tán tỉnh con cái. Chúng hỗ trợ nhau để chống lại các nhóm sư tử đực khác. Chúng quan hệ đồng tính với nhau để tăng thêm "tình đồng chí", do vậy mọi người thường gọi hành vi này là "tình anh em" thay vì là ghép đôi đồng tính. Video 3 con sư tử đực tại vườn thú Wuppertal tham gia hành vi đồng giới cùng một lúc từng khiến nhiều người choáng váng:

Đoạn về 3 chú sư tử đực bắt đầu từ 5:20

Hành vi ghép đôi đồng giới của bò rừng bison thậm chí còn phổ biến hơn ghép đôi khác giới. Nguyên nhân là bởi con cái chỉ giao phối với con đực 1 năm 1 lần. Trong mùa giao phối, những con đực bị thôi thúc tham gia vào các hoạt động giao cấu với cá thể cùng giới nhiều lần trong ngày. Khi không trong mùa giao phối chúng sẽ phát sinh quan hệ đồng giới để tự thoả mãn nhau.

Giống như nhiều loài chim, thiên nga trở thành một đôi thường gắn bó với nhau trong nhiều năm. Nhiều trong số chúng chọn bạn tình đồng giới. Trên thực tế, khoảng 20% các cặp thiên nga là cặp đôi đồng tính. Đôi khi, một con thiên nga trong cặp đồng tính giả vờ kết đôi với con cái với con cái, sau đó chiếm lấy ổ trứng rồi đuổi con này đi. Trong một số trường hợp khác, vài cặp thiên nga đực sẽ đi cướp trứng của gia đình thiên nga bình thường.

Vậy tại sao đồng tính lại là tự nhiên và có vai trò quan trọng?

Bởi vì chúng hoàn toàn là thiên hướng tự nhiên về mặt tình cảm. Khi một con đực hay con cái cảm thấy yêu một đồng loại đồng giới thì chúng sẽ kết đôi. Đồng tính luyến ái tồn tại vì nó mang lại sự thỏa mãn. Không phải mọi hoạt động tình dục đều liên quan tới chức năng tái tạo nòi giống. Điều này đúng với cả con người và động vật. Các con vật đồng tính đóng góp vào kho gene của cộng đồng bằng cách nuôi dưỡng những con non do họ hàng của chúng sinh ra. Cá thể đồng tính cũng không hề gây xáo trộn nguồn gene bằng cách sinh con.

Đồng tính ở động vật cũng cực kì quan trọng. Ví dụ đơn giản nhất ở ngay trước mắt tồn tại ở chim cánh cụt. Chúng sẽ ấp trứng, nuôi con non bị bỏ rơi bởi chính cha mẹ hoặc không may cha mẹ chúng chết. Con chim cánh cụt non thậm chí còn nhận được sự quan tâm nhiều hơn khi ở cùng bố mẹ ruột và có khi cha mẹ chúng còn bận sinh các con non khác. Hay như sư tử là để gắn kết hơn trong bầy.

Việc đồng tính được sinh ra như một lẽ bình thường và tự nhiên, các loài động vật cũng chẳng cố gắng để sửa chúng vì cho rằng chúng trái tự nhiên. Việc con non được nuôi dưỡng ởi phụ huynh đồng tính cũng hoàn toàn bình thường. Chúng cũng chẳng lo nghĩ rằng: "liệu con non có bị đồng tính khi chúng sống cùng một cặp đồng tính?". Dường như việc đồng tính xuất hiện là một quy luận tự nhiên và bình thường ở tất cả các loài. Tất cả các loài phát sinh quan hệ đồng tính đều không kì thị việc đó, sự kì thị chỉ có ở một loài duy nhất...

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.