• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Sừng tê giác đang bị tiêm thuốc độc để ngăn chặn những kẻ săn trộm tàn ác

Thiên nhiên

Tiêm chất độc vào sừng tê giác hoàn toàn không gây hại cho chúng hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của tê giác. Chất độc chỉ khiến sừng đổi thành màu tím và giúp xua đuổi những kẻ săn trộm đến gần tê giác.

lost bird sung giac dang bi tiem chat doc 6

Chất độc này sẽ khiến những ai đến gần con tê giác bị buồn nôn, co giật nghiêm trọng. Thành phần hoá học của chất độc cũng được khẳng định là thân thiện với động vật.

Các nhà hoạt động chống săn trộm từ Dự án Cứu hộ tê giác đã trộn chất độc với thuốc nhuộm không bay màu để khiến sừng của những con tê giác trưởng thành không còn giá trị và hấp dẫn với các nhóm săn trộm.

lost bird sung giac dang bi tiem chat doc 5

Sừng tê giác được đánh giá là vị thuốc quý đối với y học cổ truyền Trung Quốc và cả Việt Nam, vì vậy giá trị của sừng tê giác tại châu Á là rất cao, mỗi chiếc sừng có thể bán với giá gần 1,2 tỷ VNĐ.

Săn trộm sừng tê giác khiến loài này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì mỗi khi cắt được sừng tê giác, kẻ thủ ác phải giết chết một cá thể.

lost bird sung giac dang bi tiem chat doc 8

Teagan Cunliffe, 28 tuổi, là một nhiếp ảnh gia người Nam Phi hiện đang công tác tại Trung tâm cứu hộ tê giác. Vào đầu tháng 6, anh đã chia sẻ một số bức ảnh về dự án đầu độc sừng tê giác do các nhân viên cứu hộ tại Nam Phi thực hiện.

lost bird sung giac dang bi tiem chat doc 1

Bảng cảnh báo sừng tê giác đã nhiễm độc, chỉ cần chạm vào sẽ gây chết người.

Trong đó, Cunliffe chia sẻ:

Việc tiêm thuốc độc sẽ được kéo dài từ 3 đến 5 năm tương ứng với một chu kỳ phát triển sừng đầy đủ, sau đó, nó cần phải được thực hiện lại lần nữa.

Chi phí cho dự án rơi vào khoảng 400 bảng Anh (12 triệu VNĐ), bao gồm cả chi phí di chuyển và vật liệu. Các bức ảnh của tôi đã tường thuật lại quá trình xử lý sừng.

lost bird sung giac dang bi tiem chat doc 2

Kỹ thuật này đang mang lại kết quả rất đáng mong đợi.

Nhóm bảo tồn đã thực hiện kế hoạch trong khoảng 8 năm nay. Trong suốt thời gian theo dõi từ năm 2011, chỉ có 2% tê giác được tiêm thuốc qua đời. Nguyên nhân có thể đến từ nạn săn trộm và cả yếu tố tự nhiên.

lost bird sung giac dang bi tiem chat doc 4

Anh Cunliffe tiếp tục kể về công việc của mình:

Những tấm ảnh yêu thích của tôi thường được chụp từ các thiết bị không người lái.

Tôi muốn những tấm ảnh của mình lấy chủ đề chính là bóng dáng con người, đặc biệt là những người bảo vệ vô danh của loài tê giác. Họ là những người duy nhất dùng cuộc đời mình để cứu loài này khỏi sự tuyệt chủng.

Dự án được đánh giá là một trong những nỗ lực chống săn trộm thành công nhất từ trước đến nay, tôi tin rằng tất cả tê giác nên được tiêm thuốc độc để giành lại mạng sống.

lost bird sung giac dang bi tiem chat doc 3

Nếu phương pháp này thật sự mang lại hiệu quả trong việc cứu sống tê giác thì chắc chắn đó là một cách làm đúng đắn. Để bảo vệ tê giác nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung, hãy nói không với các sản phẩm có nguyên liệu từ sừng, nội tạng, lông thú lấy từ động vật tự nhiên.

Theo: Ladbible
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.