• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Tê giác trắng có khả năng thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo mới nhất

Thiên nhiên

Ngày 27 tháng 8 vừa qua, các chuyên gia sinh vật học ở phòng thí nghiệm Avantea tại Cremona, Ý đã thành công trong việc thụ tinh nhân tạo cho 10 quả trứng của phân loài tê giác trắng phương bắc (hiện chỉ còn 2 cá thể cái cuối cùng, gần như đã tuyệt chủng). Phương pháp thụ tinh nhân tạo tiên tiến Intra Cytoplasm Sperm Injection (tiêm tinh trùng nội bào) được ứng dụng trong dự án này.

Sau một thời gian làm việc căng thẳng, giáo sư Silvia Colleoni thuộc đại học Milan tuyên bố 7 trong số 10 trứng đã được thụ thai thành công, 4 trứng được lấy từ tê giác cái Natu và 3 từ mẹ của nó là Najin. Tất cả trứng được thụ thai bởi tinh trùng lưu trữ đông lạnh của 2 con tê giác trắng đực là Saut và Suni (cả hai đều đã chết).

te giac trang

Những đĩa thủy tinh chứa trứng tê giác đã được thụ thai.

Các nhà nghiên cứu bảo tồn cho biết sẽ cần thời gian khoảng 10 ngày để xem các trứng được thụ tinh này có phát triển thành phôi khỏe mạnh hay không, sau đó chúng sẽ được xem xét cấy vào người tê giác cái phù hợp để sinh trưởng.

2 tê giác cái Fata, Najin, số tinh trùng đông lạnh và 10 cái trứng là tất cả những gì còn sót lại của phân loài tê giác trắng, nỗ lực cứu lấy loài vật xinh đẹp này chính là một cuộc chiến với số phận. Những nhà khoa học có tâm đang đấu tranh để khắc phục hậu quả bởi những kẻ tàn nhẫn, tham lam và dốt nát gây ra.

te giac trang 2

Ống tinh trùng đông lạnh của tê giác đực Suni đã chết, hiện tại có thể xem là bảo vật vô giá của nhân loại.

Một thành viên của nhóm nghiên cứu, giáo sư Jan Stejskal đến từ Cộng Hòa Séc chia sẻ với National Geographic:

Tôi đã ở đây cùng Fatu và Najin được 5 năm, chúng đã dần mất đi khả năng thụ thai một cách tự nhiên, vì thế chúng tôi cần phải dùng những phương pháp nhân tạo.

Cuối cùng, điều đó đã thực sự xảy ra.

te giac trang 34

Thành viên nhóm nghiên cứu đang quan sát quá trình thụ thai qua kính hiển vi.

Trước hết, hai tê giác cái đang sống ở khu bảo tồn Ol Pejeta thuộc Kenya bị đánh thuốc mê, sau đó trứng phải được thu thập thật nhanh và mang về phòng thí nghiệm Avantea ở ý. Mọi thao tác phải chính xác và chuẩn mực về mặt thời gian, họ không thể quá gấp gáp, cũng không thể kéo dài, tất cả đều phải thật hoàn hảo.

te giac trang 4

Trứng tê giác đã được thụ tinh dưới kính hiển vi điện tử.

Ngay cả khi nỗ lực này thành công và một con tê giác con được sinh ra thì vẫn còn rất nhiều nỗ lực và thử thách phía trước để có thể cứu loài vật này thoát khỏi nguy hiểm. Ít nhất, thí nghiệm thành công này sẽ thổi một luồng sinh khí mới cho giới khoa học gia, giúp họ có thêm động lực và niềm tin để hoàn thành công việc gần như bất khả thi này.

te giac trang 5

Hai tê giác trắng cuối cùng Najin à Fatu vẫn khỏe mạnh, tuy nhiên chúng đang lão hóa dần, các nhà khoa học không còn nhiều thời gian.

Con tê giác đực cuối cùng trên thế giới tên Sudan đã qua đời vào ngày 19 tháng 3 năm 2018, nó được an tử để tránh khỏi những đau đớn do bệnh tật tuổi già. Richard Vigne - giám đốc điều hành dự án bảo tồn tê giác trắng nói:

Tất cả nhân viên ở khu bảo tồn Ol Pejeta đều buồn bã vì hiện tại chỉ còn 2 con tê giác cái. Chúng ta đang trả giá cho những hành vi vô tâm và hoang phí đối với các loài vật trong thiên nhiên. Dù sao đi nữa, chúng tôi cũng vô cùng tự hào là một phần của công trình đột phá hiện đang được triển khai để giải cứu loài này.

21rhino1 videosixteenbynine3000

Tê giác trắng Sudan, cá thể đực cuối cùng đã được an tử vào đầu năm 2018, nó đã sống hơn 45 tuổi.

capture

Các đại biểu thuộc giới khoa học gia cùng quan chức Kenya ra mắt trong buổi họp báo công bố thành quả trong nỗ lực thụ tinh nhân tạo cho tê giác.

Hiện tại, trên toàn thế giới còn khoảng 20.000 con tê giác trắng thông thường, 3.500 tê giác một sừng, hơn 5000 tê giác đen quý hiếm, ít hơn 80 tê giác Sumatra, 60 tê giác Java gần bờ vực tuyệt chủng và 2 tê giác trắng phương bắc được nhắc đến trong bài (tuyệt chủng trên lý thuyết).

2 quốc gia tiêu thụ sừng tế giác nhiều nhất thế giới dẫn đến đe dọa tuyệt chủng của loài này là Việt Nam và Trung Quốc. Hiện tại, Việt Nam là đầu mối trung chuyển sừng tê hàng đầu thế giới, còn Trung Quốc thì vừa hợp pháp hóa việc sử dụng sừng tê trong y học.

Theo: Nat Geo
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.