• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Tin buồn: Đây là 5 loài động vật đã chính thức tuyệt chủng trong năm 2019

Thiên nhiên

Với những tác động tiêu cực của con người đối với Trái Đất và tự nhiên, rất nhiều sinh vật xinh đẹp của hành tinh đã diệt vong. Nguyên nhân có thể phần lớn đến từ việc mất đi môi trường sống và hoạt động săn bắt diện rộng của con người.

Năm 2019 sắp khép lại và những danh sách động vật tuyệt chủng trong năm nay có thể khiến bạn đau lòng.

Ốc sên Hawaii Achatinella apexfulva:

Cá thể cuối cùng được biết đến của loài này có tên là "George", nó đã qua đời trong phòng thí nghiệm tại Hawaii vào đầu năm nay. Điều phối viên chương trình phòng chống tuyệt chủng ốc sên tại Sở Tài nguyên và Đất đai Hawaii, David Sischo, đã nhận định loài này có khả năng tuyệt chủng hoàn toàn.

Chúng tôi đã thăm dò các ngọn núi để tìm kiếm thêm cá thể ốc sên Achatinella apexfulva, cuộc tìm kiếm đã diễn ra trong hơn 20 năm.

Giống như nhiều loài ốc bản địa ở Hawaii, Achatinella apexfulva đã bắt đầu biến mất từ nhiều thập kỷ trước. Bộ Nông nghiệp bang Hawaii đã nhiều lần ra cảnh báo về những loài xâm lấn làm mất môi trường sống và gây hại cho loài bản địa. Trong trường hợp này sên sói tía đã phát triển ngoài tầm kiểm soát và ăn thịt lượng lớn Achatinella apexfulva.

Chuột Bramble Cay melomys

Ngày 19/2/2019, giới chức trách Úc đã tuyên bố loài động vật có vú có tên khoa học là Bramble Cay melomys đã chính thức tuyệt chủng. Bramble Cay melomys trở thành động vật có vú đầu tiên hoàn toàn tuyệt chủng do tác động của biến đổi khí hậu.

Mực nước biển dâng cao do băng tan đã phá huỷ môi trường sống hữu hạn của loài gặm nhấm này. Theo các nhà nghiên cứu, trong một thập kỷ qua, loài chuột này đã không còn xuất hiện tại nơi sinh sống ưa thích của chúng là một hòn đảo nằm ở cực Bắc của Úc.

Tê giác Sumatra (tuyệt chủng tại khu vực)

Con tê giác Sumatra cuối cùng của Trái Đất đã chết vì ung thư vào tháng 11 tại Malaysia.

Giám đốc bảo tồn loài bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu, Barney Long, đã có những chia sẻ đau xót về cái chết của con tê giác Sumatra cuối cùng tại khu vực:

Đó là một sự xấu hổ rất lớn!

Tê giác Sumatra tuyệt chủng phần lớn do bị săn trộm và mất môi trường sống. Mặc dù trong tự nhiên vẫn còn ít hơn 80 con tê giác Sumatra vẫn còn sống nhưng các nhà tự nhiên vẫn chua xót chia sẻ loài này sẽ sớm tuyệt chủng hoàn toàn vì các biện pháp bảo tồn hiện nay không mang đến kết quả khả quan.

Chim Bahama nuthatch (có khả năng tuyệt chủng hoàn toàn)

Trước khi con bão Dorian càng quét thành phố Bahamas vào tháng 9. các nhà sinh học khu vực ước tính chỉ còn lại 2 con chim quý hiếm Bahama nuthatch. Sau đó, cơn bão cấp 5 đã tấn công, đánh sập nơi cư trú của loài này.

Một nhà sinh thái học tại Đại học Trung tâm Florida đã lưu ý đến nguy cơ tuyệt chủng của loài này vì khi con người gây nguy hiểm cho quần thể Bahama nuthatch, chúng sẽ nhanh chóng biến mất vì những tác động khác của tự nhiên.

Gấu Koala (tuyệt chủng về chức năng)

Một tin tức buồn không kém khác là số lượng gấu Koala trên thế giới đã giảm xuống rất thấp và trong năm 2019, các nhà khoa học đã tuyên bố Koala đã chính thức tuyệt chủng về chức năng.

Mới đây, vụ cháy rừng tại Úc đã khiến hàng trăm con Koala bị thiêu sống trong đám cháy. Thảm hoạ khiến công cuộc bảo tồn Koala trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Tuyệt chủng về mặt chức năng xảy ra khi quần thể loài chỉ còn lại rất ít cá thể. Điều đó có nghĩa loài này không còn khả năng ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái nữa. Ngoài ra, nếu quần thể không còn cặp sinh sản hoặc có quá ít cặp sinh sản cũng có thể bị liệt kê vào phân loại trên.

Mỗi năm đều có rất nhiều động vật tuyệt chủng hay đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Những thống kê này ít nhắc đến thực vật vì đó là lĩnh vực khó kiểm soát và khoanh vùng nhưng khoa học cũng khẳng định mỗi năm cũng có nhiều thực vật tuyệt chủng vì các cánh rừng đang bị tàn phá nặng nề do con người và thiên tai.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.