• Về đầu trang
Roger
Roger

Khuyến khích ở nhà giữa đại dịch Covid-19, nhưng người vô gia cư thì sao?

Tin tức

Với con số ca nhiễm COVID-19 đang tăng lên chóng mặt, chính phủ các quốc gia trên thế giới đã phải cho thực thi các điều luật nghiêm khắc, yêu cầu dân chúng phải "giãn cách xã hội" (social distancing), hạn chế tham dự các hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, điều luật đã "bỏ quên" những người vô gia cư, hiện được coi là đối tượng đứng trước nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.

Những người này được cho là không thể tiếp cận các sản phẩm, vật tư y tế cần thiết như nước rửa tay khô, khẩu trang, găng tay. Ngoài ra, việc di chuyển ngoài đường thường xuyên khiến họ dễ bị nhiễm bệnh hơn người khác. Với tình hình luật phong tỏa trên diện rộng đang dần được nhiều nước áp dụng hơn, cuộc sống của những người này đang khó khăn hơn bao giờ hết. Vậy giờ những người vô gia cư tai nhiều đô thị lớn trên thế giới đang sống thế nào, xin hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Mỹ

La
Người vô gia cư bước qua một rạp chiếu phim ở Hạ Los Angeles, Hạt Los Angeles, California

Tại bang California, một trong 3 tâm dịch lớn nhất nước Mỹ, hơn 40 triệu người được yêu cầu ở trong nhà nếu không cần thiết phải ra ngoài. Đây là nỗ lực mạnh tay nhất của giới chức bang này, nhằm ngăn chặn đà tăng của virus.

Homeless La
Một người đàn ông vô gia cư trên Phố San Julian Street ở nội đô Los Angeles

Tuy nhiên, đây cũng là nhà của hơn 150 nghìn người vô gia cư, với 60 nghìn người đang sống tại hạt Los Angeles. Tuần trước, thống đốc bang Gavin Newsom, đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ mất an toàn với những người này. Ông cũng cho biết, bang California cũng dự định chi ra 150 triệu USD để bảo vệ và hỗ trợ họ.

Us
Những người vô gia cư ở trung tâm tập trung người vô gia cư Skid Row, Los Angeles

Thị trưởng thành phố Los Angeles, Eris Garcetti thể hiện quan ngại sâu sắc về tình cảnh khó khăn hiện tại của những người vô gia cư, vốn đã rất dễ tổn thương trước dịch bệnh thông thường. Không chỉ riêng tại thành phố Los Angeles, nhiều thành phố khác trên thế giới cũng đang đau đầu giải quyết bài toán bảo vệ người vô gia cư.

2. Ấn Độ

1200 675
Hàng loạt người vô gia cư vẫn bám trụ vỉa hè New Delhi giữa lệnh phong tỏa của chính phủ

Chính phủ Ấn Độ đã ban bố lệnh phong tỏa trên phạm vi cả nước. Hệ thống giao thông công cộng bị đình trệ. Các cửa hàng, ngoại trừ cửa hàng bán thực phẩm, thuốc men hay năng lượng thì đều phải đóng cửa. Lệnh phong tỏa này có hiệu lực đến ngày 31/3.

3. Pháp

Paris
Khi các trung tâm xã hội ngừng hoạt động, đàn ông này chỉ có thể ngồi cả ngày ở bến xe bus (ảnh chụp tai Paris)
Scooter
Một người vô gia cư tại Paris, Pháp trong ngày 23/3, khi lệnh phong tỏa chính thức có hiệu lực

Tại Paris, người dân bị cấm ra khỏi nhà trừ trường hợp đặc biệt và phải được chính quyền cấp phép cũng như phê chuẩn thư cam kết. Từ trưa 17/3, mọi người Pháp phải ở trong nhà. Những ai vi phạm lệnh cấm phải đối mặt với khoản tiền phạt 135 euros nếu ra khỏi nhà mà không có lý do chính đáng.

4. Australia

Melb
Người vô gia cư ngủ vạ vật ở vỉa hè Melbourne, Australia

Khó khăn bủa vây nước Úc khi nước này phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng, kinh tế giảm tốc và những tác động tiêu cực đến nền kinh tế từ dịch bệnh COVID-19. Chính phủ nước này hiện cũng đang yêu cầu người dân ở trong nhà càng nhiều càng tốt. Pub, casino hay nhà thờ đều bị yêu cầu đóng cửa.

5. Morocco

Spar
Người vô gia cư ngủ trước hiên nhà một gia đình ở Morocoo

Quốc gia Bắc Phi Morocco đã phải ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia từ ngày 20/3. Các lực lượng an ninh đều được huy động để đối phó dịch bệnh. Người nhân được yêu cầu ở nhà, hạn chế giao tiếp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

6. Đức

Ticket
Tình cảnh thê thảm của những người vô gia cư ở Đức

Giới chức bang Bavaria (miền nam nước Đức) cũng đã cho thi hành lệnh phong tỏa trên toàn bộ lãnh thổ bang từ đêm 20/3. Các cửa hàng, doanh nghiệp được yêu cầu đóng cửa, ngoại trừ các siêu thị, hàng tạp hóa, hiệu thuốc, ngân hàng và trạm xăng.

Theo: Starbiz
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.