• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Luật mới từ 1/7/2020: Chê người khác 'FA, mập, lùn, xấu...' có thể bị phạt tiền rất nặng

Tin tức

Theo luật mới bổ sung từ ngày 1 tháng 7 này sẽ quy định mức phạt không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định đối với các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín đối với người khác bao gồm cả việc dè bỉu, miệt thị về thân thể, tình trạng hôn nhân theo nghị định 15/2020/NĐ-CP và bộ luật dân sự 2015.

Cụ thể, bộ luật dân sự 2015 ghi rằng:

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Lưu ý rằng hành vi chê bai, xúc phạm cá nhân đối với người khác trên mạng xã hội cũng sẽ bị xử phạt, ví dụ bạn có lời lẽ công kích, xúc phạm uy tín và danh dự một cá nhân nào khác trên Facebook mà bị chụp lại và khởi kiện dân sự thì có khả năng phải bồi thường đến 16 triệu đồng (tương đương với mức lương cơ sở mới được cập nhật là 1.6 triệu VNĐ).

Được biết quy định về mức lương cơ sở mới nhất này được thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2020, thực hiện theo Nghị quyết số 86/2019/QH14 của Quốc hội Việt Nam.

Xúc phạm về thân thể của người khác sẽ bị phạt tiền. (Ảnh minh họa)

Trong thời buổi hiện nay, tồn tại một hiện tượng mà quốc tế gọi là "body shaming", tức miệt thị về hình dáng, đặc điểm thân thể của người khác. Ở các quốc gia phát triển thì "body shaming" là tối kỵ và chỉ một lời nói mang ý miệt thị cũng có thể bị kiện ra tòa với mức phạt cao.

Trong bối cảnh này, nghị định, Nghị định 15/2020/NĐ-CP được đưa ra kết hợp với Bộ luật dân sự 2015 nhằm bảo vệ an toàn thông tin cá nhân ở môi trường internet, đặc biệt là trên mạng xã hội. Kể từ bây giờ, mỗi cá nhân phải thực sự có trách nhiệm và suy nghĩ trước khi nói/viết gì đó, hoặc khi bình phẩm về người hoặc tổ chức khác.

Xúc phạm người khác khi dè bỉu về tình trạng hôn nhân, mối quan hệ tình cảm của người khác cũng phạm luật. (Ảnh minh họa)

Được biết, đối tượng có thể bị xử phạt theo nghị định không ngoại trừ bất kỳ ai hay trường hợp nào, cho dù là người thân, người lớn trong gia đình có hành vi xúc phạm, miệt thị con cháu (ví dụ như vấn đề hôn nhân gia đình, việc làm, thu nhập) đều có thể bị kiện nếu đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng rõ ràng.

Nghị định chính thức được có hiệu lực cũng không nằm ngoài nhu cầu thực tế của xã hội, bởi vì trong thời gian qua đã ghi nhận được các hiện tượng xúc phạm uy tín và danh dự cá nhân dẫn đến hậu quả khiến người khác trầm cảm, thậm chí tự tử.

Đọc thêm: Đã đến lúc dân mạng cần phát ngôn cẩn trọng hơn: Nghị định 15/2020/NĐ-CP phạt 20 triệu đồng đối với tin giả trên Facebook

Theo: Tổng Hợp, Tham khảo Nghị định 15/2020/NĐ-CP
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.