• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Luật mới: Đeo tai nghe khi chạy xe, nồng độ cồn dương tính do ăn trái cây, uống thuốc có bị phạt?

Tin tức

Kể từ 1 tháng 1 năm 2020, Luật phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực. Sau khi nghe mức xử phạt, nhiều người dân phản ứng cho rằng luật mới phạt quá nặng.

Một số ý kiến phản biện rằng không sử dụng điện thoại nhưng đeo tai nghe bluetooth (không nghe nhạc, chỉ để giao tiếp) có phạm luật không, dương tính độ cồn do ăn trái cây lên men, do uống thuốc, do nước súc miệng có bị phạt oan không?

Image result for luật rượu bia 2020

Ngoài ra tất cả các mức phạt khác như không thắt dây an toàn trên xe ô-tô, cầm ô (dù) khi đi xe gắn máy... cũng bị phạt nặng hơn luật cũ rất nhiều lần khiến dư luận hoang mang. Điều đáng nói là những lỗi trên đều rất hay mắc phải nhưng chúng ta luôn chủ quan phớt lờ.

Vậy cần hiểu đúng luật và tuân thủ luật mới ra sao?

1. Không sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, có hiệu lực từ 1/1/2020 và thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP trước đó, quy định người tham gia giao thông không được sử dụng thiết bị âm thanh trừ máy trợ thính, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt từ 600.000 VNĐ đến 1 triệu VNĐ.

Kết quả hình ảnh cho use headphones on traffic

Có người đặt câu hỏi rằng nếu không đeo headphones nghe nhạc mà dùng loại tai nghe bluetooth một bên tai để đàm thoại thì sao? Kết cục sẽ vẫn là bị phạt, bởi vì luật mới quy định nhằm hạn chế hành vi có tính chất "gây xao nhãng khi điều khiển phương tiện giao thông", bao gồm cả nghe nhạc hoặc đàm thoại.

Kết quả hình ảnh cho tai nghe bluetooth một bên

Như vậy, tai nghe bluetooth một bên tai cũng có thể bị phạt. Cách tốt nhất là khi cần đàm thoại hãy dừng xe bên lề đường để đảm bảo an toàn cho mình và phương tiện khác, trừ trường hợp tài xế xe ô-tô có thể sử dụng chế độ rảnh tay giao tiếp bằng loa ngoài (có thể nói chuyện nhưng không đeo tai nghe, các tín hiệu giao thông khác như tiếng còi xe xung quanh không bị lấn át).

2. Phạt nặng khi dương tính nồng độ cồn

Theo nghị định 100, bất kể là sử dụng phương tiện nào, chỉ cần dương tính nồng độ cồn khi tham gia giao thông là sẽ bị phạt (lúc trước không phạt xe đạp).

Đối với người điều khiển xe đạp: Phạt tiền 80.000-100.000 đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở. Mức phạt tối đa 600.000 đồng.

Đối với người điều khiển xe máy: Phạt tiền 2-3 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở. Mức phạt tối đa lên đến 8 triệu VNĐ.

Đối với xe ô-tô: Phạt tiền 6-8 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định. Mức phạt tối đa lên đến 40 triệu VNĐ.

Chống đối người thi hành công vụ, không thổi vào máy đo nồng độ cồn: Phạt tiền lên đến 7 triệu VNĐ, niêm phong tạm giữ phương tiện, tước bằng lái tùy theo mức độ vi phạm.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Kết quả hình ảnh cho nồng độ cồn
Kiểm tra nồng độ cồn (Nguồn: Báo Công An)

Như vậy, khác với nghị định 46 cũ, nghị định 100 quy định chỉ cần người tham gia giao thông dương tính nồng độ cồn là có khả năng bị xử phạt, đây là hình thức răn đe rất mạnh và cũng khiến nhiều người lo lắng.

Có nhiều ý kiến cho rằng dễ bị phạt oan khi nước uống hoa quả lên men, socola, một số loại thuốc siro, cảm cúm, dung dịch sát trùng miệng họng, thức ăn tinh bột đường lên men, trái cây...cũng có thể khiến hơi thở có nồng độ cồn.

Dân mạng còn cho rằng có người uống rượu say đến 24h sau vẫn thở ra hơi cồn, vẫn sẽ bị phạt dù đã tỉnh. Thực hư ra sao và cần nhận thức thế nào cho đúng?

3. Uống nước hoa quả, ăn trái cây có dương tính nồng độ cồn không?

Theo thông tin của Vụ pháp chế, Bộ y tế, các loại trái cây như nho, sầu riêng, chuối...đều có thể sinh ra cồn khi lên men (sau khi ăn), tuy nhiên lượng cồn trong trường hợp này là rất nhỏ, mức độ không đáng kể, lại là a-xít hữu cơ không thể thổi qua hơi thở, đây cũng không phải là diện xử phạt. Tương tự với các loại sirô, thuốc ho.

Kết quả hình ảnh cho nước hoa quả lên men

Trong trường hợp người dân ăn và uống các loại thực phẩm như cơm rượu, nước hoa quả lên men như nước nho, táo, hoặc dùng các loại thuốc, dung dịch súc miệng có cồn thì chỉ cần chờ từ 15 phút đến 1 tiếng đồng hồ để đảm bảo hơi thở sạch sẽ, đây không phải lý do để phản biện, bài xích nghị định 100.

4. Sau khi uống rượu, bia bao lâu thì có thể điều khiển phương tiện giao thông an toàn?

Theo lý thuyết, gan người khỏe mạnh cần 1 - 2 giờ để chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Theo định nghĩa của Bộ y tế, một đơn vị cồn tương đương với 2/3 chai, lon bia 330 ml (5%); một ly rượu vang 100 ml (13,5%); một cốc bia hơi 330 ml hoặc một ly rượu mạnh 30 ml (40%).

Như vậy, người sử dụng thức uống có cồn cần tính toán thời gian, tùy vào tình trạng sức khỏe của mình để nghỉ ngơi phù hợp sau khi uống rượu bia. Không có khung thực sự chuẩn cho quá trình chuyển hóa rượu bia để tham khảo vì nó phụ thuộc nhiều vào cơ địa, lượng, loại, cách thức sử dụng đồ ăn, uống có cồn.

Thay vì toán thời gian chuyển hóa cồn để đối phó với luật pháp thì người dân tốt hơn hết nên chuẩn bị phương án di chuyển khác trong trường hợp cần tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia (ví dụ như thuê tài xế, gọi taxi, xe ôm công nghệ...). Tóm lại, người dân hoàn toàn có thể thoải mái uống rượu bia chỉ cần có phương án dự phòng, không tham gia điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn.

Kết quả hình ảnh cho uống rượu bia
Uống rượu bia điều độ, có kế hoạch nghỉ ngơi và phương án di chuyển hợp lý là cách tốt nhất để không bị thổi phạt.

Trên lý thuyết, người nam khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày, tức mỗi lần uống bia không quá 2 lon để đảm bảo sức khỏe. Mỗi lần uống như vậy sẽ mất 4 giờ nghỉ ngơi để chuyển hóa hết cồn trong máu trước khi có thể điều khiển phương tiện giao thông. Phụ nữ không uống quá 1 đơn vị cồn mỗi ngày. Đối với người có bệnh thì phải uống ít hơn mức này hoặc không nên uống.

Nếu một người "nhậu" hôm trước mà 24 sau vẫn còn thở ra hơi cồn như những lời đồn thổi trên mạng thì chứng tỏ là người đó uống quá nhiều hơn mức cơ thể dung nạp, hoặc cơ thể chuyển hóa không tốt, tức là đang gặp vấn đề về sức khỏe, có dấu hiệu bệnh lý về gan thận, trao đổi chất...

70% tai nạn giao thông ở Việt Nam liên quan đến rượu bia và đồ uống có cồn, thế nên việc chính phủ ban hành nghị định mới nhằm răn đe, xử phạt nghiêm minh hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi say xỉn là hoàn toàn hợp lý, người dân cần nhận thức đúng đắn và có thái độ hợp tác để tránh những tình huống đáng tiếc.

Đọc thêm: 9 tips để detox cơ thể, đón năm 2020 thật rực rỡ

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.