• Về đầu trang
Mèo một mẩu
Mèo một mẩu

Virus “kí sinh” trên bề mặt vi nhựa để có thể tồn tại trong môi trường nước ngọt

Tin tức

Một nghiên cứu mới đây được tiến hành bởi nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Stirling cho kết quả: Virus Rota – một loại virus gây ra tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh – có thể tồn tại đến 3 ngày trong các ao, hồ nhờ bám vào bề mặt của các hạt vi nhựa nhỏ lơ lửng trong nước.

Virus Rota

Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về sự lây lan của virus trong môi trường nước ngoài tự nhiên, thuộc khuôn khổ của dự án “Vector Nhựa” trị giá 1,85 triệu bảng Anh, do Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên (NERC) tài trợ.

“Chúng tôi phát hiện ra rằng virus có khả năng bám vào các hạt vi nhựa và tồn tại trong nước khoảng ba ngày, hoặc có thể lâu hơn.

Small Plastic pellets on the finger.Micro plastic.air pollution

"Ngay cả khi các nhà máy nước đã làm mọi cách để xử lý nước thải, những hạt vi nhựa vẫn sẽ tồn tại và trực tiếp đổ ra những khu vực nước ngoài tự nhiên. Mặc dù chưa thể chắc chắn “sức khỏe” của virus có giảm đi sau quá trình xử lý hay không, nhưng chúng vẫn sẽ tồn tại và còn khả năng lây nhiễm”.

Giáo sư Richard Quilliam, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Thí nghiệm đã được nhóm nghiên cứu tiến hành trên hai loại virus, một là loại có lớp phủ lipid bao bọc (chẳng hạn như virus cúm), một là loại không có lớp phủ (chẳng hạn như virus đường ruột Rota và Noro). Kết quả thu được cho thấy, ở những loại có lớp phủ, phần vỏ bao bọc sẽ nhanh chóng phân hủy khiến virus bị bất hoạt. Trong khi đó, những loại virus không có lớp vỏ có thể liên kết với vi nhựa thành công và tiếp tục hoạt động.

“Mặc dù virus cũng sẽ sống sót khi bám vào nhiều loại bề mặt khác, nhưng với nhựa, tuổi đời của chúng có thể được kéo dài hơn.”

Giáo sư Quilliam cho biết thêm.
Theo: The Guardian
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.