• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Trái Đất mong manh và những lần tránh khỏi tận thế trong gang tấc

Khám phá

12/8/1883

Vào buổi sáng 12/8/1883, nhà thiên văn học người Mexico José Bonilla đang quan sát Mặt Trời thì ông nhận thấy có rất nhiều vật thể lạ bay ngang qua tầm nhìn chiếc kính viễn vọng của ông. Những vật thể này có vành hào quang và khi đã bay qua sẽ để lại một vệt sương nhỏ. Hiện tượng này tiếp tục xảy ra trong hai ngày tiếp theo. Bonilla đếm được tổng cộng có 447 vật thể đã bay ngang qua. Vì không tin vào UFO, nên ông đã cho rằng chỉ là những con chim, hoặc là bụi thiên thể bay ngang qua tầm nhìn ống kính.

Dựa vào những quan sát này của Bonilla, cộng với những hiểu biết mới của các nhà thiên văn học về vũ trụ, một bài báo đã được xuất bản vào năm 2011, đưa ra giả thuyết rằng những vật thể bay ngang qua ống kính của Bonilla là những phân mảnh của một sao chổi, vật thể duy nhất trong hệ mặt trời có vành hào quang và để lại sương khi đi qua. Từ vị trí mà Bonilla quan sát được, các nhà thiên văn học cũng tính rằng những mảnh sao chổi này đã ở vị trí rất gần so với Trái Đất và đã có thể xảy ra va chạm.

Hiện tượng phân mảnh sao chổi xảy ra rất phổ biến, các nhà thiên văn học ước tính rằng sao chổi Bonilla quan sát được đã phân thành khoảng 3,200 mảnh, với kích thước từ 50-1,000 m mỗi mảnh, vụt ngang qua trái đất với tốc độ vài nghìn km/h. Chỉ cần một mảnh va chạm với Trái Đất cũng có thể lấy đi cả triệu mạng người.

30/6/1908

Ở cánh rừng taiga của Siberia, khoảng 7 giờ sáng, một vụ nổ thắp sáng cả bầu trời. Nhân chứng cách đó 65km kể lại trải nghiệm của ông về vụ nổ:

Bầu trời như tách ra làm hai, lửa bốc lên cao và vụt qua cả những cành cây. Lúc đó trời nóng đến mức tôi không thể chịu nổi, cứ như là áo tôi đang bốc cháy vậy. Một tiếng nổ lớn theo sau, và tôi bị đẩy lùi lại vài mét.

Hai thập kỷ sau, một đoàn nghiên cứu đến khu vực nổ lần đầu tiên và đã ghi lại những thước phim này. Hơn 2,000 km vuông rừng, 80 triệu cây xanh, đã hoàn toàn bị san bằng. Dân chúng ở đó tin rằng một mảnh thiên thạch hoặc sao chổi rộng tầm 200m đã phát nổ cách mặt đất vài km, từ đó dẫn đến vụ nổ Tunguska. Nếu như vụ nổ đó xảy ra ở New York, số người thiệt mạng có thể lên đến bảy triệu.

5/10/1960

Đầu tháng Mười năm 1960, một hệ thống cảnh báo hạt nhân ở Greenland vừa đi vào hoạt động, với mục đích chính là nếu như Liên Xô tấn công Mỹ, thì hệ thống này sẽ gửi cảnh báo mức độ 5 về Colorado. Vào ngày 5/10, con số trên màn hình cảnh báo bỗng dưng chuyển từ 0 sang 1, nghĩa là hệ thống đã phát hiện ra mức độ nguy hiểm thấp. Cũng không có gì đáng lo lắm, nhưng rồi con số tiếp tục nhảy sang 2, 3, 4, và cuối cùng là 5. Cảnh báo mức độ 5 được gửi đi, nghĩa là tên lửa sẽ tấn công Mỹ trong vòng dưới 20 phút. Mọi người bắt đầu hoảng loạn. Nhưng rồi cơn hoảng loạn mau chóng được dập tắt vì Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ, Nikita Khrushchyov đang có một chuyến viếng thăm ở Mỹ, và phóng tên lửa vào nơi có lãnh đạo của dân đang có mặt thì không khả thi lắm. Sau đó hóa ra là, hệ thống cảnh báo nhầm hiện tượng mặt trăng lên đỉnh với một vụ tấn công tên lửa.

24/1/1961

Vào sáng sớm ngày 24/1/1961, hai chiếc máy bay B-52 của Mỹ chở theo hai quả bom hydro bị tai nạn và rớt xuống một cánh đồng ở phía Bắc Carolina. Cơ quan chức năng nhanh chóng đưa ra tuyên bố rằng không có gì đáng phải lo ngại, và đây chỉ là một vụ rớt máy bay, sẽ không có bất cứ vụ nổ hạt nhân nào, nhưng sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Tài liệu được giải mật vào năm 2013 cho thấy rằng một quả bom đã gần nổ. Khi chạm đất, ba trong số bốn công tắc an toàn đã được kích hoạt, và hai sợi dây điện bị hư là thứ duy nhất ngăn cản một thảm họa toàn quốc xảy ra. Nếu như không vì hai sợi dây này, tổn thất gây ra có thể ảnh hưởng đến cả Washington, Philadelphia, thậm chí là New York.

16/10/1962

Vào những năm 1960, căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô đã dẫn đến một sự kiện gọi là The Cuban Missile Crisis (Khủng hoảng tên lửa Cuba). Mỹ cho lắp đặt tên lửa gần Liên Xô, cụ thể là ở Thổ Nhĩ Kì, nên Liên Xô cũng cho lắp đặt tên lửa gần Mỹ, cụ thể là ở Cuba. Nhưng từ khi Mỹ ban hành lệnh phong tỏa để ngăn ngừa Liên Xô cho thêm tên lửa vào, một chiếc tàu ngầm của Liên Xô đã được phát hiện ở gần ranh giới Cuba. Vì muốn trao đổi thân thiện trước khi gây chiến nên máy bay Mỹ đã cho thả một số loại chất nổ yếu xuống nước với mục đích buộc tàu ngầm phải ngoi lên. Nhưng thuyền trưởng của chiếc tàu ngầm lại hiểu đây là một hành động khiêu chiến và ra lệnh đáp trả bằng ngư lôi hạt nhân. Tuy nhiên, quan chức cấp cao phản đối quyết định này, và đã thuyết phục thuyền trưởng rằng họ nên ngoi lên sau đó chờ lệnh từ Moscow. Tận thế suýt nữa xảy ra.

23/5/1967

Sáng sớm hôm đó, mọi người nhận ra rằng toàn bộ hệ thống cảnh báo sớm của Mỹ đã dừng hoạt động. Tất cả mọi thứ từ những phương thức liên lạc đến radar đều bị trục trặc cùng một lúc, và Mỹ hiểu đây là Liên Xô đang cố tình gây nhiễu hệ thống phòng thủ của họ. Máy bay ném bom ngay lập tức được đưa đi khởi động để chuẩn bị cho một cuộc tấn công. Nhưng may mắn thay, chỉ mới vài năm trước, một chi nhánh của quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu quan sát hoạt động của mặt trời và ảnh hưởng của nó đối với Trái Đất. Và vào ngày này, đã có một cơn bão mặt trời lớn, ảnh hưởng đến trang thiết bị của Hoa Kỳ.

Một nghiên cứu có vẻ như là không liên quan lắm cuối cùng lại chính là thứ cứu chúng ta khỏi nguy cơ xảy ra Thế Chiến thứ ba.

26/9/1983

Giữa những năm 1980, Mỹ sẽ thường cho máy bay chiến đấu bay một vòng qua không phận của Liên Xô để kích hoạt hệ thống cảnh báo của họ, sau đó quay đầu lại. Đây là một dạng chiến tranh tâm lý để Liên Xô lúc nào cũng lo sợ rằng mình sẽ bị tấn công. Vào sáng ngày 26/9/1983, trung tâm chỉ huy ở Moscow báo động liên tục rằng chuẩn bị có một vụ tấn công. Mỹ đã phóng tên lửa nhắm vào Liên Xô. Trong trường hợp chuyện này xảy ra thì động thái đầu tiên là phải phản công ngay lập tức. Nhưng chỉ huy hôm đó, Stanislav Petrov, đã quyết định lờ đi cảnh báo này, kể cả khi radar đã cho thấy hiện đang có thêm bốn tên lửa nhắm vào Liên Xô. Ông cho rằng đây là cảnh báo giả. Petrov lý luận rằng, nếu như Mỹ tấn công, thì họ sẽ tấn công với hàng trăm tên lửa chứ gửi đi một tên lửa là điều quá sức vô lý.

Và ông đã đúng. Ánh sáng mặt trời phản chiếu từ những đám mây cao đã kích hoạt hệ thống cảnh báo sớm.

Tài liệu được giải mật cho thấy rằng Mỹ đã có hơn cả vạn lần “mém chết” với vũ khí hạt nhân kể từ những năm 1950. Hơn vạn lần thế giới may mắn tránh được sự tàn phá thảm khốc chỉ trong gang tấc. Nhưng đấy mới chỉ là Mỹ, ai biết được những nước như Liên Xô, Triều Tiên đã bao nhiêu lần mạo hiểm sự sống của loại người với vũ khí của họ?

Chỉ riêng bản thân việc chúng ta còn sống sót được tới ngày nay đã là một điều kỳ diệu.

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.