• Về đầu trang
Thu Nga
Thu Nga

Turkmenistan tìm cách dập tắt 'Cổng vào địa ngục', ngọn lửa đã cháy suốt 50 năm vẫn chưa chịu tắt

Môi trường

Tổng thống Turkmenistan, Gurbanguly Berdymukhamedov, đã yêu cầu các chuyên gia tìm cách dập tắt đám cháy lớn kéo dài 5 thập kỷ trong một mỏ khí khổng lồ, được mệnh danh là "Cổng vào địa ngục".

Mỏ khí Darvaza (hay Cánh cửa đến Địa ngục, Cổng vào địa ngục, Ánh sáng của Karrakum) là một mỏ khí thiên nhiên ở Derweze, tỉnh Ahal, Turkmenistan. Đây là một trong những mỏ khí có trữ lượng lớn nhất trên thế giới, đồng thời cũng là địa điểm du lịch tiếng của đất nước Turkmenistan.

Cổng địa ngục được tìm thấy bởi các nhà khoa học Liên Xô năm 1971. Ban đầu họ cho rằng đó là một mỏ dầu. do đó họ đã xây dựng một giàn khoan và bắt đầu tiến hành khoan thăm dò nhằm đánh giá trữ lượng dầu dự trữ trong mỏ.

Trong quá trình khoan, mặt đất bên dưới giàn khoan và bị sụp xuống tạo thành một miệng hố. Tuy không có ai thiệt mạng nhưng một lượng lớn khí mêtan đã thoát ra, gây nên các vấn đề lớn về môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân ở các khu vực xung quanh.

Lo ngại về những vấn đề này, các nhà khoa học đã quyết định sẽ đốt mỏ khí ga để triệt tiêu hoàn toàn lượng khí độc rò rỉ. Về mặt môi trường, việc đốt bỏ là giải pháp tốt nhất khi mà hoàn cảnh không cho phép khai thác sử dụng lượng khí đốt có trong hố, đặc biệt khi khí mêtan thải vào khí quyển sẽ gây nên hiệu ứng nhà kính. Vào thời điểm đó người ta hi vọng lượng khí trữ trong hố sẽ cháy hết trong vài tuần nhưng ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy cho tới tận ngày nay.

Tháng 4 năm 2010, Tổng thống Turkmenistan, Gurbanguly Berdimuhamedow, đã đến thăm địa điểm này và chỉ đạo cần lấp miệng hố hoặc thực hiện các biện pháp xử lý để hạn chế ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của các mỏ khí tự nhiên khác trong khu vực.

Kể từ đó đến nay, đã có nhiều nỗ lực nhằm dập tắt ngọn lửa nhưng không thành công. Khi xuất hiện trên kênh truyền hình nhà nước vào thứ bảy, Tổng thống Gurbanguly Berdymukhamedov đã lặp lại yêu cầu dập tắt ngọn lửa đã cháy suốt năm thập kỷ qua.

Nguyên nhân được ông nêu ra là vì lý do môi trường và sức khỏe của người dân, đồng thời việc dập tắt cổng địa ngục cũng sẽ giúp sản lượng xuất khẩu khí đốt của Turkmenistan tăng lên khá nhiều.

Tổng thống Gurbanguly Berdymukhamedov nói rằng miệng núi lửa nhân tạo "ảnh hưởng tiêu cực đến cả môi trường và sức khỏe của người dân sống gần đó". 

"Chúng ta đang đánh mất các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Chúng ta có thể thu được lợi nhuận đáng kể từ các mỏ khí đổt và sử dụng chúng để cải thiện hạnh phúc của người dân"

Đây không phải lần đầu tiên việc dập tắt đám cháy tại Cánh cửa địa ngục trở thành vấn đề nóng, nhưng dập tắt nó bằng cách nào thì vẫn là một vấn đề khiến các chuyên gia phải đau đầu. Turkmenistan có thực hiện được mục tiêu này hay không, chúng ta hãy cùng chờ xem.

Theo: BBC/AFP/Wikipedia
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.