• Về đầu trang
Chim Lượn
Chim Lượn

7 kiệt tác nghệ thuật bị hủy hoại trong tay các 'thánh nghiệp dư' và trở thành trò cười cho thiên hạ

Nghệ thuật

Thời gian là mối đe doạ với các tác phẩm nghệ thuật. Bụi, nấm mốc, các vết bẩn, ngay cả lớp vecni dùng cho bức tranh sẽ ngày càng đen và dày hơn theo thời gian, cuối cùng che phủ cả bức tranh gốc.

Bảo tồn nghệ thuật là một nghề đòi hỏi kỹ thuật cao và sự cần cù, trong đó các lớp bụi bẩn được loại bỏ dần dần cho đến khi bức tranh gốc được khôi phục.

Tuy nhiên, không phải việc bảo tồn nào cũng thành công hay được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Trong một vài trường hợp, nhiều tác phẩm nghệ thuật bị phá hủy có chủ ý, như một tuyên bố chính trị hay một hành động bạo lực. Dưới đây là một vài ví dụ về các kiệt tác nghệ thuật bị hủy hoại trong quá trình phục chế.

1. Ecce Homo của Elias Garcia Martinez

elias garcia martinez ecce homo 418x640

Bà Cécilia Martinez đã phục chế bức tranh vào tháng 8/2012, nhưng nó đã trở thành một thảm hoạ.

Bức tranh gốc được vẽ vào năm 1930, dùng để tô điểm cho các bức tường tại Đền thánh thương xót ở thị trấn Borja, Tây Ban Nha. Vào năm 2012, Cécilia Martinez - một bà cụ không biết gì về nghệ thuật - đã cố gắng phục chế bức tranh.

Không may thay, việc phục chế diễn ra theo một chiều hướng xấu. Tác phẩm của bà cụ được so sánh như một con khỉ và bức tranh giờ được gọi là Ecce Mono hay Này, chú khỉ đây.

gettyimages 150873720 422x640

Nguồn ảnh: AFP PHOTO / CESAR MANSO

Nhờ các phương tiện truyền thông, tin tức về sự phục chế thất bại đã lan truyền nhanh chóng đến nỗi linh mục của nhà thờ, cha Florencio Garces, phải tìm cách che bức tranh lại.

Tuy nhiên, bức tranh đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch. Vào năm 2013, có hơn 40.000 lượt khách du lịch đổ xô đến nhà thờ và một tổ chức địa phương đã thu về hơn 50.000 €. Hiện tại đã có một trung tâm phiên dịch tại nhà thờ, vì một lượng khách du lịch vẫn đổ xô về mỗi năm.

2. Bộ râu của vua Tutankhamun

tut ausstellung ffm 2012 47 7117819557 480x640

Mặt nạ vàng của vua Tutankhamun tại bảo tàng Ai Cập. Nguồn ảnh: Carsten Frenzl CC BY 2.0.

Chiếc mặt nạ vàng được mai táng cùng với vua Tutankhamun được xem là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Tuy nhiên, vào năm 2014, một tai nạn đáng tiếc xảy ra đã phá hủy bộ râu của mặt nạ, các công nhân tại bảo tàng Ai Cập đã gắn nó lại một cách vụng về. Điều đó đã gây ra một thiệt hại lớn với giá trị của cổ vật.

tutankhamuns mask burton photograph p0744 1922

Chiếc mặt nạ của vua Tutankhamun lúc mới tìm thấy.

Một nhóm các nhà phục chế từ Đức và Ai Cập đã tiến hành phục chế chuyên nghiệp chiếc mặt nạ vào tháng 10/2015, với mục đích gắn lại bộ râu và còn nghiên cứu sâu thêm về chiếc mặt nạ. Việc phục chế mất chín tuần và bộ râu đã được gắn lại thành công nhờ sáp ong - một loại nguyên liệu phổ biến ở thời Ai Cập cổ đại - mà không gây tổn hại gì đến chiếc mặt nạ.

3. Đức Mẹ Đồng Trinh Và Chúa Hài Đồng Cùng Thánh Anne Và Thánh John Baptist của Leonardo da Vinci

800px leonardo da vinci virgin and child with ss anne and john the baptist 479x640

Vào năm 1987, một người đàn ông tên là Robert Cambridge xông vào Phòng trưng bày Quốc gia tại London, Anh với một khẩu súng ngắn và bắn thẳng vào bức tranh của danh hoạ Leonardo da Vinci, được gọi là Đức Mẹ Đồng Trinh Và Chúa Hài Đồng Cùng Thánh Anne Và Thánh John Baptist.

Do mắc phải căn bệnh tâm thần, Cambridge muốn gây chú ý với "Chính trị, xã hội, kinh tế của Anh Quốc" bằng hành động của mình. Hành động của hắn đã làm vỡ kính trưng bày bức tranh và gây thiệt hại đáng kể cho tác phẩm.

charing cross tube stn bakerloo platform motif 640x480

Nguồn ảnh: Sunil060902 CC BY-SA 3.0.

May mắn thay, viên đạn đã không hoàn toàn xuyên qua lớp kính trưng bày tác phẩm, mặc dù có một cái lỗ bị rách khoảng 6” trên áo choàng của Đức mẹ Đồng trinh. Nhiều mảnh giấy nhỏ được dán lại cẩn thận bằng dụng cụ phẫu thuật và kính lúp. Cuối cùng, chỉ có khoảng 1cm vuông của bức tranh bị mất.

4. Bồn tiểu của Marcel Duchamp

marcel duchamp 1917 fountain photograph by alfred stieglitz 490x640

Nguồn ảnh: Alfred Stieglitz at 291.

Tác phẩm gốc được điêu khắc vào năm 1917, bởi Marcel Duchamp. Có một bản sao được lưu trữ tại phòng trưng bày Tate ở London, Anh, còn bản gốc bị mất vào năm 1917.

Vì nội dung hơi ''mất vệ sinh'', tác phẩm đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong nhiều năm. Thậm chí, vào năm 1993, một nghệ sĩ tên Kendell Geers đã đi tiểu vào trong tác phẩm tại một chương trình ở Venice, Ý.

brian eno toppop 1974 12

Brian Eno trong ARVO's TopPop vào năm 1974. Nguồn ảnh: AVRO CC BY-SA 3.0

Nhạc sĩ Brian Eno cũng đã ''xả nước'' trong bức tượng Bồn tiểu khi nó được trưng bày tại MOMA. Vào năm 1999, một nghệ sĩ khác, Bjorn Kjeelltoft, cũng thực hiện hành vi tương tự tại Stockholm.

Tuy nhiên, vào năm 2006, một tai nạn đáng tiếc đã xảy ra khi nghệ sĩ trình diễn Pierre Pinoncelli tấn công tác phẩm bằng búa. May thay, nó đã được khôi phục lại.

5. Tuần Tra Đêm của Rembrandt van Rijn

the nightwatch by rembrandt 640x521

Tuần Tra Đêm là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất trong bộ sưu tập Amsterdam của bảo tàng Rijks. Đặc biệt ở chỗ, bức tranh đã bị tấn công ba lần. Lần thứ nhất là vào năm 1911, một người thợ đóng giày thất nghiệp đã dùng dao tấn công bức tranh.

1024px nachtwacht kopie van voor 1712 640x502

Bức tranh sao ch́ép vào thế kỷ 18 với những đường cắt so với bức tranh gốc vào năm 1715.

Lần thứ hai là vào năm 1975, một giáo viên tên là Wilhelmus de Rijk, tấn công bức tranh bằng con dao sắc vì tin rằng Chúa đã ra lệnh cho ông phải làm điều đó. Việc khôi phục các dấu dao mất đến bốn năm và thiệt hại đến giờ vẫn nhìn thấy được.

800px amsterdam 23599993902 640x473

Bức tranh Tuần tra đêm tại bảo tàng Rijks. Nguồn ảnh: Jason Raia CC BY 2.0.

Lần cuối là vào năm 1990, một bệnh nhân tâm thần trốn trại đã tấn công bức tranh bằng axit sulfuric. May mắn thay, axit chỉ thâm nhập vào lớp vecni nên bức tranh còn khôi phục được. Bức tranh dự kiến sẽ khôi phục hoàn toàn vào tháng 7/2019, trong khi vẫn được trưng bày công khai.

6. Pieta của Michelango

800px michelangelos pieta 5450 cropncleaned edit 611x640

Bức tượng miêu tả Đức mẹ Mary ẵm cơ thể của Đức chúa trên tay. Nguồn ảnh: Stanislav Traykov CC BY 2.5

Bức tượng nằm trong nhà thờ thánh Peter tại thành phố Vatican, Ý. Ban đầu, bức tượng được dùng để làm tượng đài tang lễ cho Jean de Bilhères, nhưng sau đó đã được chuyển đến nhà thờ vào thế kỷ 18. Thú vị ở chỗ, đây là tác phẩm duy nhất mà Michelango ký tên lên.

Năm 1972, một người đàn ông tên là Laszlo Toth vừa tấn công nghệ thuật điêu khắc vô giá này bằng một cây búa địa chất, vừa hét lên: ''Ta chính là Chúa Jesus, ta đã hồi sinh từ cõi chết". Hậu quả là một cánh tay của Đức mẹ bị sứt ra từ chỗ khuỷu tay, một phần mũi và mí mắt bị bong ra.

Laszlo Toth (tên tiếng Hungary: Tóth László, 1/7/1938 - 11/9/2012)
một nhà địa chất học người Úc gốc Hungary.

Hơn 100 mảnh đá cẩm thạch đã bay ra khỏi bức tượng và các khách du lịch tới Vatican đã nhặt lấy đem về, trong đó có cả mũi của Đức mẹ. Cuối cùng, người ta phải tái tạo lại những mảnh vỡ từ khối cắt phía sau bức tượng.

laszlo toth 1972 578x640

Laszlo Toth được đưa ra khỏi bức tượng vào 21/5/1972.

Việc phục chế bức tượng được đánh giá là một trong những phục chế nghệ thuật tinh tế nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử. Một số người muốn để bức tượng hư hại như cũ, như một minh chứng cho thời kỳ bạo lực. Một số người khác lại tin rằng bức tượng nên được phục chế lại như cũ, nhưng cần một dấu hiệu rõ ràng giữa bức tượng cũ và mới.

Cuối cùng, Vatican đã quyết định rằng bức tượng sẽ được khôi phục sao cho không có một dấu vết can thiệp nào.

pieta vaticana dopo il vandalismo 1972

Hình ảnh chi tiết về bức tượng bị phá hủy vào tháng 5/1972.

Antonio Paolucci, giám đốc bảo tàng Vatican, nói rằng: ''Với bất kỳ bức tượng nào, để lại dấu tích của cuộc tấn công, tuy hư hại đến cỡ nào, có thể được dung thứ. Nhưng không phải với Pieta, không phải phép màu của nghệ thuật''.

10 tháng sau cuộc tấn công, bức tượng được trưng bày lại - tất nhiên là được bảo vệ bởi một lớp kính chống đạn.

7. Bức tượng của thánh George, Tây Ban Nha

photo julio asuncion artus restauracion patrimonio 640x480

Bức tượng trước và sau khi phục hồi. Nguồn ảnh: Julio Asuncion - ArtUs Restauración Patrimonio.

Tương tự như bức tranh Ecce Homo, một nhà phục chế nghiệp dư đã cố gắng khôi phục một bức tượng gỗ của thánh George từ thế kỷ 16 trong nhà thờ San Miguel de Estella tại Navarre, Tây Ban Nha.

Thay vì mời một nhà phục chế chuyên nghiệp, nhà thờ lại thuê một giáo viên nghệ thuật địa phương để phục hồi bức tượng. Mặc dù ý định của người giáo viên đó rất tốt, nhưng bức tượng sau khi phục hồi được so sánh như một nhân vật Disney, với khuôn mặt hồng sáng tươi và bộ giáp màu đỏ xám.

Thay vì làm sạch lớp sơn ban đầu, người giáo viên - chỉ biết trên các phương tiện truyền thông tên là Carmen - chỉ đơn giản là sơn thêm một lớp sơn lên trên. Theo ngài thị trưởng của thị trấn, ngài Koldo Leoz, việc phục chế được tiến hành mà chưa được cho phép và kết quả đáng tiếc xảy ra.

Hiệp hội bảo tồn và phục chế Tây Ban Nha đã liên lạc với các công tố viên để tìm hiểu xem liệu việc phục chế thất bại có cấu thành tội phá hủy đối với các vật thể có giá trị văn hoá và lịch sử hay không.

Theo: The Vintage News
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.