• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Giấy đăng ký kết hôn thời Dân Quốc còn lãng mạn hơn cả thư tình lứa đôi viết cho nhau

Tình yêu

5

Thế nhưng trước kia, những tờ giấy đăng ký kết hôn hay còn gọi là hôn thư này đều được viết tay, nó chứa đựng những tình thâm ý trọng của thế nhân.

Nhất là vào thời kì Dân Quốc, những hôn thư được viết tay với phong cách trang nhã, thanh lịch, lời đề là những câu hẹn thề bên nhau trọn đời, được coi là “hôn thư lãng mạn nhất lịch sử” cũng không ngoa.

4 copy

Nó giúp ta hiểu được được, hôn nhân là ước hẹn “cùng nắm tay nhau, mãi đến bạc đầu”, là lời thề “núi kia sụp đổ, đất trời hợp làm một, ta mới cùng người chia ly”, là hứa hẹn và tin tưởng tốt đẹp nhất các cặp đôi dành cho nhau.

Hôn thư đầu tiên ở Trung Quốc, tương truyền được diễn hoá từ lễ nghi thời Chu. Thời bấy giờ muốn kết hôn còn có tam thư, lần lượt là thư xin cưới, thư viết danh mục quà lễ và thư xin đón dâu, có thể nói đây cũng chính là hình thức ban đầu của hôn thư.

1 copy

Đến thời Đường thì đổi thành chính thư, biệt chỉ, thời Tống thì có thảo thiếp, định thiếp. Mãi đến thời Thanh hôn thư mới có cái tên chính thức là Loan thư phượng tiên. Thế nhưng thứ thay đổi chỉ có tên, còn lời hứa và sự trân trọng với hôn nhân vẫn được người xưa lưu giữ qua ngàn đời.

Đến thời Dân Quốc, trên những bức hôn thư, người ta sẽ vẽ thêm hình long phượng trình tường, phong cảnh núi non, mẫu đơn đơm hoa, muôn hoa đua nở, ... có vài nơi sẽ vẽ thêm cặp thiên sứ để thể hiện sự Tây hoá.

1

Trên hôn thư, không chỉ viết tên và ngày sinh tháng đẻ của đôi bên, mà còn viết cả quê quán, ba đời tổ tông, tên người làm mai, người đính hôn và người chủ hôn cho cặp đôi. Không những vậy, bên trên còn được dán tem thuế, để chứng minh cặp vợ chồng đã nộp thuế, và hôn nhân của của họ là hợp pháp.

Vào thời kì này người ta không chỉ có thể xin giấy hôn thư từ các cơ quan quản lý chính thống, mà còn có thể mua hoặc tự viết một bản rồi gửi đến cơ quan quản lý để xin đóng dấu xác nhận. Những bản hôn thư này thường được trân trọng cất giữ, bởi trên nền giấy đỏ chữ đen ấy, mỗi một chữ được ghi lên, đều là sự hứa hẹn và là chứng nhân cho hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ.

4

Khi kết hôn, Hồ Lan Thành và Trương Ái Linh đã ghi lên hôn thư của mình rằng: “Mong tháng năm tĩnh lặng, đời người bình an”. Lúc ấy, Hồ Lan Thành sợ rằng thời cuộc đổi thay, mình sẽ làm ảnh hưởng đến Trương Ái Linh, nên họ đã không tổ chức một hôn lễ to lớn hay chính thức, mà chỉ mời Viêm Anh - bạn thân của cả hai làm chứng, cũng không nộp thuế hay thông báo rộng rãi, chỉ viết một tờ hôn thư làm bằng chứng.

2 1 copy

“Tương lai chẳng ai biết trước, chi bằng cứ nắm chặt bàn tay nhỏ bé trước mắt. Chẳng cần hứa hẹn thiên trường địa cửu, chỉ cần hiện tại đủ đầy, mới là hạnh phúc an ổn.”

2 1

Đồn rằng hai câu trên là do Trương Ái Linh viết, hai câu dưới là do Hồ Lan Thành chấp bút, tiếc là đến sau này, Hồ Lan Thanh thay lòng đổi dạ, cũng chẳng còn nhớ lời thề khi xưa, càng không cho Trương Ái Linh một đời an ổn được.

2

Duyên phận kiếp trước, chẳng thể chối từ. Em yêu anh, anh cũng yêu em.

Dạy học bên nhau, chẳng thể xa rời. Đến đến đi đi, sớm tối có nhau.

Ngàn dặm đường dài, việc hay gian nan. Trong đắng có ngọt, đôi ta cùng chịu.

Chẳng cần mai mối, chẳng cần ngỏ lời. Người tình ta nguyện, trọn đời bên nhau.

Chủ chẳng mời khách, khách chẳng cần quà. Kính báo bạn bè, mọi người cùng biết.

Ngô Thu Cầm người vợ đầu ấp tai gối của Đào Hành Tri một nhà giáo dục nổi tiếng thời Dân Quốc, đã viết bức hôn thư này vào trước đêm tổ chức đám cưới của cả hai.

3 copy

Cả hai người tuy cách nhau những 20 tuổi, gần như cả một thế hệ thế nhưng chí thú hợp nhau, nảy sinh tình cảm. Có lẽ đây chính là là lý do Ngô Thụ Cầm đã viết “Duyện phận kiếp trước, chẳng thể chối từ”.

Cả hai đã tổ chức hôn lễ ngay trong trường trung học Trùng Khánh, lúc ấy đang xảy ra chiến tranh. Họ không có bao nhiêu của cải, chỉ hai bàn tay trắng đến nhau. Và phòng tân hôn thì là một cái lô-cốt vứt đi.

2 2

So với những hôn lễ xa hoa sang trọng ngày nay, có lẽ nó chẳng đáng là gì. Thế nhưng thứ làm người ta xúc động hơn cả, chính là lời thề hẹn của họ. Bởi những lời hứa thật lòng, chưa bao giờ cần đến sự xa hoa hoàng nhoáng hay những chiếc nhẫn trị giá trị bạc triệu. Nó chỉ là cuộc sống bình thường và an ổn, em trao tấm chân tình cho anh, anh ôm nó vào lòng cất vào tận tâm khảm.

2 copy

Hai họ kết thân, một lời hứa hẹn

Duyên lành kết chặt, xứng đôi vừa lứa

Xem ngày ấy hoa đào nở rộ, hợp làm ngày lành

Chắc rằng sức anh vui khoẻ dài lâu, sức cô vui vẻ hát ca trọn đời.

Nay lấy ước hẹn bạc đầu, viết lên giấy đỏ

Để thực hiện thề hẹn, vẽ nên uyên ương.

Hôn thư của các danh nhân, ghi lại chuyện tình yêu oanh liệt của họ, còn hôn thư của dân chúng bình thường, chỉ có mấy lời ít ỏi, nhưng cũng không kém phần cảm động.

Tờ hôn thư dưới đây nghe nói là phiên bản được thịnh hành nhất thời bấy giờ. Vào lúc những đoá hoa đào nở rộ nhất, như là hôn nhân hạnh phúc mỹ mãn của đôi vợ chồng. Mong cho họ con cháu đầy đàn, vui vẻ hoà hợp.

4 copy

Hạnh phúc một đời người, có khi chỉ thực tế và đơn giản như em hứa với anh, sẽ sinh cho anh con đàn cháu đống, chúng ta cùng nhau già đi, đến khi tóc bạc da mồi, có thể mỉm cười nằm trong lòng nhau.

Một bức hôn thư, ghi lại không chỉ có tên họ đôi vợ chồng mới cưới và những người liên quan, mà là lời hứa trọn đời trọn kiếp bên nhau. Hôn thư là chứng nhân cho tương lai ngọt ngào của họ, càng là sự tin tưởng vào tương lai tươi đẹp, tin rằng hạnh phúc mình muốn, đối phương có thể cho được. Lời hứa mình cần, đối phương cũng làm được.

Theo: Zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.