• Về đầu trang
Còn Trẻ
Còn Trẻ

Những kiểu suy nghĩ nào làm bạn lão hóa nhanh chóng?

Voices

Vì sao con người chúng ta có người thì luôn khỏe mạnh và trẻ trung, nhưng có người thì luôn mệt mỏi và trông già hơn tuổi rất nhiều?

Nhân loại đã thắc mắc điều này hơn nghìn năm nay, song gần đây, các nhà khoa học cũng dần nghiên cứu ra được sự khác nhau trong tốc độ tăng trưởng tuổi tác của con người dựa vào sự tác động giữa các gen, các mối quan hệ xã hội, môi trường và lối sống.

Dù bạn có sở hữu một bộ gen đặc thù từ khi sinh ra đi nữa, lối sống của bạn cũng sẽ tác động không nhỏ đến chúng. Những nhân tố trong cuộc sống của bạn có thể sẽ khởi động gen, hoặc thậm chí là làm chúng ngừng hoạt động.

img 1997

Những nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến bộ gen của con người.

Sâu bên trong trung tâm di truyền của các tế bào chính là telomeres, hoặc trình tự của những đoạn DNA chưa mã hóa lặp lại nằm ở cuối các nhiễm sắc thể.

Chúng hình thành các nút ở đoạn cuối nhiễm sắc thể, tránh cho vật liệu di truyền không bị tách ra. Việc phân chia này nhằm giúp định hình tốc độ tăng trưởng tuổi của tế bào. Khi đã trở nên đủ ngắn, các tế bào sẽ đồng loạt ngừng phân chia.

Không chỉ vậy, còn có rất nhiều áp lực khác tác động lên tế bào khiến chúng lão hóa nhanh, ví dụ như telomeres ngắn cũng là một trong những nguyên nhân chính của việc này. Chúng tôi đã cống hiến phần lớn sự nghiệp của mình để nghiên cứu telomeres và một trong những khám phá vượt bậc mà chúng tôi đã tìm ra chính là telomeres thực sự có thể kéo dài.

26gubar tmagarticle

Điều đó có nghĩa là: lão hóa chính là một quá trình biến động sôi nổi với tốc độ nhanh hoặc chậm và thậm chí có thể đảo ngược trong một số trường hợp.

Bất ngờ hơn cả, telomeres không chỉ đưa ra mệnh lệnh phát sinh từ mã di truyền, mà chúng còn lắng nghe bạn. Thức ăn bạn đưa vào cơ thể, phản ứng của bạn trước thử thách, cường độ tập luyện của bạn và những nhân tố khác trong cuộc sống đều có thể ảnh hưởng đến telomeres cũng như ngăn chặn việc lão hóa sớm ở tế bào. Một trong những bí quyết để có được sức khỏe tốt là hỗ trợ cho sự phục hồi tế bào.

15 236 diet exercise health gethealthylivebetter 107a3504d343a8cb1080e5bc9d7a2744

Những người hay cáu kỉnh và suy nghĩ thù hằn

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu về những kiểu suy nghĩ có thể làm ảnh hưởng xấu đến telomeres. Một trong số đó chính là suy nghĩ chỉ trích và thù ghét, như cơn giận dữ tột độ hay những sự hoài nghi với người xung quanh.

Những người có suy nghĩ thù ghét không chỉ nghĩ đơn giản như: "Mình ghét phải xếp hàng trong cửa hàng tiện lợi." Họ nghĩ rằng: "Người này đã cố tình tăng tốc đến nhanh hơn và chiếm lấy chỗ này của mình trong hàng."

Suy nghĩ này khiến họ bị kích động. Những người có xu hướng suy nghĩ này thường mắc phải các bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa, cũng như có telomeres ngắn và thường qua đời khi tuổi còn trẻ. Dựa trên khảo sát với những công chức tại Anh, những người có cường độ suy nghĩ thù địch cay độc cao thường có telomeres ngắn hơn so người những người khác.

investigation interview hostility 640x371

Những người thường xuyên thù hằn có một tổ hợp giữa telomeres và cường độ telomerase cao (telomerase là một enzyme trong tế bào giúp giữ hình dạng telomeres trong trạng thái chuẩn). Tuy nhiên nếu telomeres quá ngắn, telomerase sẽ khó có thể bảo vệ và giữ gìn hình dạng của chúng.

Những người này còn thường xuyên có phản ứng không lành mạnh khi đối mặt với áp lực. Thông thường, cơ thể của chúng ta phản ứng với áp lực bằng sự gia tăng cortisol và huyết áp, song sau đó mọi thứ liền nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu. Ngược lại, khi những người này gặp phải áp lực, huyết áp và nồng độ cortisol sẽ không đạt đỉnh như người bình thường.

Tín hiệu phản ứng của họ với stress sẽ bị đứt quãng vì lạm dụng cảm xúc này quá nhiều. Huyết áp của họ sẽ tăng lên, nhưng thay vì trở về trạng thái ban đầu, nó sẽ vẫn tiếp tục tăng lên sau đó. Những người thường xuyên thù hằn sẽ ít có những mối quan hệ xã hội và ít tích cực hơn.

Về mặt sức khỏe sinh lý và tâm thần, họ thường sớm có nguy cơ mắc phải những căn bệnh như tim mạch, viêm khớp, hệ miễn dịch yếu và nhiều vấn đề khác. Phụ nữ thường ít có tư tưởng thù hằn, song họ vẫn mắc phải những vấn đề về tâm lý như trầm cảm thay vì các bệnh về tim mạch như đàn ông.

man having heart attack

Những người suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực chính là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ảnh hưởng xấu đến telomeres. Khi thực hiện nghiên cứu về tính tiêu cực và độ dài của telomeres, các nhà khoa học nhận thấy rằng những người có khuynh hướng tiêu cực thường có telomeres ngắn.

Kết quả này được rút ra nghiên cứu thực hiện trên 35 phụ nữ, trong khi những nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả tương tự. Điều này chứng minh được rằng suy nghĩ tiêu cực chính là một nhân tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Khi những người tiêu cực mắc phải những căn bệnh liên quan đến tuổi tác, mầm bệnh sẽ có khả năng tiến triển nhanh hơn bình thường. Giống như những người có tư tưởng thù hằn, những người này cũng có telomeres ngắn và qua đời sớm.

negative thoughts

Những người có tư tưởng 'nhai lại'

Tư tưởng nhai lại chính là nguyên nhân tiếp theo. Đây chính là hành vi gợi nhớ và lặp đi lặp lại vấn đề nhiều lần. Gợi nhớ là phản ứng nội tâm tự nhiên nhằm giúp phân tích vì sao sự việc vừa rồi lại xảy ra như vậy. Việc gợi nhớ vốn là một cảm giác "khó chịu lành mạnh", nhưng nhai lại thì lại tệ hơn rất nhiều. Nhai lại không hề giúp bạn tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề mà chỉ khiến bạn bứt rứt khó chịu hơn mà thôi.

Khi bạn cứ liên tục nhai lại vấn đề, áp lực sẽ bám dính lấy cơ thể bạn, kéo theo huyết áp, nhịp tim và nồng độ cortisol tăng cao. Dây thần kinh phế vị của bạn thường sẽ giúp giữ cho bạn bình tĩnh, cũng như giữ cho tim và hệ tiêu hóa của bạn trong trạng thái ổn định.

Tuy nhiên, lúc này, dây thần kinh phế vị sẽ không thực hiện nhiệm vụ của nó rất lâu sau khi áp lực kết thúc. Trong một nghiên cứu, chúng tôi cũng đã khảo sát phản ứng với stress của những người phụ nữ khỏe mạnh đảm nhận việc chăm sóc trong gia đình.

Càng nhai đi nhai lại vấn đề nhiều lần sau stress, telomerase trong tế bào CD8 của họ sẽ càng ngắn đi (đây là một tế bào miễn dịch giúp gửi đi tín hiệu gây viêm khi bị tổn thương). Những người có xu hướng nhai lại vấn đề có nguy cơ mắc phải trầm cảm và lo âu cao hơn, cũng như có có telomeres ngắn hơn bình thường.

ruminate

Cố gắng để xua tan những suy nghĩ ngoài mong muốn cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Daniel Wegener, tiến sĩ tâm lý xã hội Harvard, đã trích dẫn câu nói này của nhà văn người Nga Leo Tolstoy: "Hãy đặt bản thân theo phương pháp này: để không nghĩ đến gấu Bắc Cực, và rồi bạn sẽ thấy những thứ đáng ghét ùa vào tâm trí bạn từng phút." Wegener cũng đã áp dụng tư tưởng này vào trong chuỗi thí nghiệm đồng thời phân tích hiện tượng sai lầm mỉa mai (ironic error), tức là bạn càng cố đẩy những suy nghĩ ngoài ý muốn ra khỏi đầu, bạn sẽ càng nghĩ đến chúng nhiều hơn.

Sai lầm mỉa mai cũng sẽ có tác động xấu đến telomeres. Bạn càng cố xua đi những suy nghĩ áp lực bằng cách nhấn chìm chúng sâu trong bể nước tiềm thức của bạn, chúng càng có thể gây ra phản ứng ngược lại.

Những cách mà bộ não chúng ta luôn xoay sở với stress vốn dĩ đã rất nặng nề. Việc này còn được biết đến như gánh nặng nhận thức và nó sẽ gây trở ngại trong việc kiềm hãm suy nghĩ. Thay vì giảm bớt áp lực, chúng ta có thể sẽ bị áp lực nhiều hơn. Theo một khảo sát nhỏ, việc cố gắng tránh khỏi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực thường đi đôi với telomeres ngắn. Việc phòng tránh này có lẽ không đủ để làm tổn hại đến telomeres, song nó lại gây ra stress kinh niên và trầm cảm, dẫn đến việc thu ngắn telomeres.

stress

Những người hay suy nghĩ lan man

Suy nghĩ lan man chính là tác nhân cuối cùng ảnh hưởng xấu đến việc này. Hai tiến sĩ Harvard là Matthew Killingsworth và Daniel Gilbert đã sử dụng một ứng dụng để hỏi mọi người những câu hỏi như họ đã tham gia hoạt động gì, tâm trí họ lúc này đang nghĩ về điều gì cũng như họ có cảm thấy vui hay không. Qua đó, Killingsworth và Gilbert phát hiện rằng họ đã dành ra nửa ngày để nghĩ tới điều khác so với những gì họ đang làm. Cả hai nhận thấy rằng những người này không hề nghĩ đến việc mà họ đang làm, cũng như họ không cảm thấy thực sự vui vẻ khi tham gia những hoạt động. Cụ thể hơn, những suy nghĩ tiêu cực lẩn quẩn trong tâm trí, cũng như mong muốn được ở một nơi khác có khả năng khiến bạn cảm thấy mất vui trong những khoảnh khắc sau đó.

mind wandering 720 credit istock

Một nghiên cứu khác cũng được thực hiện trên 250 phụ nữ khỏe mạnh và ít áp lực hơn ở độ tuổi 55 đến 65 có xu hướng suy nghĩ thơ thẩn. Câu hỏi được đặt ra cho họ: Tuần vừa rồi có bao nhiêu lần bạn đã thực sự tập trung và để tâm vào những thứ bạn làm? Có bao nhiêu lần bạn đã không mong muốn mình ở tại nơi bạn đang ở và làm việc bạn đang làm? Sau đó, chúng tôi đã thực hiện đo lường telomeres trong cơ thể họ.

Những phụ nữ có cường độ suy nghĩ mông lung cao có khoảng 200 cặp telomeres ngắn (một người 35 tuổi có khoảng trung bình 7500 cặp telomeres, một người 65 tuổi có khoảng 4800 cặp). Việc này không liên quan đến việc họ có bao nhiêu áp lực trong cuộc sống.

Có rất nhiều suy nghĩ lan man mang tính sáng tạo và có ích, nhưng những suy nghĩ tiêu cực thì khác. Nếu bạn suy nghĩ về những việc tồi tệ xảy ra trong quá khứ, bạn sẽ cảm thấy không vui và thậm chí những hormones stress cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

goleman

Những suy nghĩ tiêu cực được miêu tả bên trên thường đến một cách vô thức, cường điệu và tiêu khiển. Chúng sẽ kiểm soát tâm trí của bạn, cũng như đeo một tấm vải bịt mắt quanh bộ não bạn để bạn không thể nhìn thấy được bất cứ thứ gì xung quanh.

Nhưng nếu như bạn có khả năng nhận thức được suy nghĩ của mình, bạn có thể tháo được chiếc bịt mắt này. Bạn có thể sẽ không cản được những suy nghĩ, nhưng bạn nên rõ ràng với chúng. Những hoạt động có thể giúp bạn đẩy mạnh những suy nghĩ tích cực bao gồm suy ngẫm, bài tập luyện tâm trí bao gồm việc chạy đường dài.

Nhận thức về suy nghĩ có thể nâng cao khả năng chịu đựng áp lực. Bạn có khả năng kiểm soát được những suy nghĩ có vấn đề và nói rằng: "Đó chỉ đơn thuần là suy nghĩ thôi. Mọi thứ sẽ sớm tan biến." Đó chính là bí mật trong tâm trí con người. Bạn không nên tin vào những gì mà suy nghĩ của bạn lên tiếng. Hay có một câu nói thế này: "Đừng tin vào những gì bạn nghĩ."

Theo: I.T.
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.