• Về đầu trang
Vương Châu
Vương Châu

Lên án, chỉ trích phụ nữ có phải là biện pháp khôn ngoan để chống nạn phá thai?

Chị em

Việc nạo phá thai luôn là một vấn đề nhức nhối mà phái nữ nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung phải đối mặt. Cách đây 1 năm, mạng xã hội Việt Nam dậy sóng với chiến dịch Mẹ ơi, đừng giết con thực hiện bởi Quỹ từ thiện HTBC Foundation, do Lê Hoàng Thạch (sinh năm 1988, TP.HCM) và Lê Huỳnh Hà (sinh năm 1990, Phú Yên) sáng lập. Không chỉ với Việt Nam, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều được chia làm hai phe: ủng hộ sự lựa chọn của phụ nữ (Pro-choice team) và tẩy chay việc nạo phá thai (Pro-life team).

47227894 1214760918677916 636909981748166656 o 1000x666

2 nhân vật chủ chốt trong chiến dịch "Mẹ ơi, đừng giết con".

me oi dung giat con giadinhmoi 0943

Ekip thực hiện chiến dịch.

Một số nơi trên thế giới đã áp đặt một luật về việc chống nạo phá thai với niềm tin mãnh liệt rằng phụ nữ là người phải chịu trách nhiệm cho việc mang thai ngoài mong đợi. Đặc biệt, ta không thể không kể đến việc tiểu bang Alabama thông qua luật phá thai nghiêm khắc nhất nước Mỹ vào tháng 5 năm 2019. Theo đó, các bác sĩ thực hiện phá thai có thể lãnh án phạt đến 99 năm tù. Vậy thử hỏi, trách nhiệm của đàn ông ở đây? Hay là họ vô can?

s109171238 151319952

Thượng viện bang Alabama thông qua dự luật cấm phá thai khắt khe nhất nước Mỹ.

Dĩ nhiên, nếu như một người phụ nữ không muốn sinh con, chẳng có luật nào có thể ngăn cản họ phá thai. Việc này chỉ khiến cho những phụ nữ có ý định phá thai tìm đến các biện pháp cực đoan và kém an toàn hơn. Và đây liệu có phải là điều những người phản đối việc nạo phá thai hướng tới: bảo vệ sự sống cho những sinh linh nhỏ?

37836unilad imageoptim gettyimages 52056975

Chẳng có gì lạ khi một đám đông đứng biểu tình đòi sự sống cho những bào thai bé nhỏ trước cổng phòng khám phá thai. Họ thậm chí đứng gào thét và chửi rủa những người phụ nữ bước vào phòng khám đó. Về lý mà nói, việc này hoàn toàn vi phạm đến quyền con người. Tôi vốn là một người không hoàn toàn ủng hộ các pro-lifers, thế nhưng tôi chắc rằng họ sẽ chẳng bao giờ ngừng chiến đấu cho thứ mà họ một lòng tin tưởng.

gettyimages 832508068 1048x700

Việc gào vào mặt một người phụ nữ rằng họ phá thai là SAI kèm thêm cả tá những câu dạy đời có thể thành công trong việc khiến người phụ nữ đáng thương ấy cảm thấy xấu hổ, mất mặt, thậm chí là nhục nhã. Thế nhưng, liệu nó có thật sự khiến họ thay đổi quyết định của mình hay họ sẽ thấy hạnh phúc hơn khi giữ đứa con mà họ "không đủ khả năng để nuôi"?

pa 42886476 754x552

Nếu những muốn phụ nữ không bỏ con, tại sao những người ủng hộ việc chống phá thai không đưa cho họ những biện pháp thiết thực và có hiệu quả hơn? Các pro-lifers nên có một cái nhìn đa chiều, thay vì chỉ chăm chăm chỉ trích những người phụ nữ nạo phá thai, các bạn nên tìm hiểu tường tận về nguyên nhân dẫn đến quyết định "chẳng ai mong muốn" này của từng cá nhân.

"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", liệu có đúng không khi chúng ta luôn áp đặt một chữ SAI to đùng dành cho TẤT CẢ những người phụ nữ tìm đến phòng khám phá thai? Có thật là tốt không khi "bắt ép" những cô gái trẻ mười mấy đôi mươi phải CHỊU TRÁCH NHIỆM cho việc giữ con khi họ có thai ngoài ý muốn do những kẻ hiếp dâm gây ra? Và có thật là tốt khi những đứa trẻ sinh ra lại trở thành chính nỗi ám ảnh quá khứ đau thương của người mẹ?

Ở Hà Lan, việc phá thai là hợp pháp. Chính vì vậy, có không ít những tổ chức ủng hộ sự sống được thành lập tại quốc gia này. Và nổi bật nhất có lẽ là Schreeuw Om Leven (Tạm dịch: Tiếng kêu vì cuộc sống). Tổ chức này được thành lập năm 1984 và trong khoảng 19 năm nay, họ đã cho ra mắt một bộ phận tư vấn mới có tên Er is Hulp (Tạm dịch: Sự giúp đỡ).

Kees van Helden - giám đốc của Schreeuw Om Leven chia sẻ rằng tổ chức này hoạt động để giúp đỡ phụ nữ trước khi họ phá thai với mong muốn giúp họ thay đổi suy nghĩ. Ông cũng chia sẻ rằng tổ chức luôn cố gắng cung cấp những dịch vụ hỗ trợ sau phá thai cho những người phụ nữ này để phần nào hàn gắn vết thương lòng của người mẹ vừa tự tay tước đi sinh mạng của đứa con ruột.

tai xuong

Kees van Helden - giám đốc tổ chức"Tiếng kêu vì cuộc sống".

Bên cạnh đó, tổ chức cũng tìm hiểu những vấn đề khúc mắc dẫn đến ý định nạo phá thai của họ để đưa ra những trợ cấp hiệu quả nhất. Cụ thể, có nhiều bà mẹ chọn phá thai vì vấn đề kinh tế. Schreeuw Om Leven đã cố gắng đưa ra những biện pháp hỗ trợ họ về mặt tiền bạc và vật chất với hi vọng họ sẽ suy nghĩ lại. Trong năm đầu tiên đứa trẻ ra đời, tổ chức sẽ trở thành một "người bạn" của các bà mẹ, họ sẽ cung cấp từ giường, tã cho đến đồ ăn của đứa bé. Sau khoảng thời gian đó, những bà mẹ này sẽ phải "tự lực cánh sinh". Mặc dù khoản tài trợ chỉ diễn ra trong một năm nhưng Kees khẳng định rằng hầu hết sau đó những người phụ nữ không còn thiếu thốn nữa.

-"Trong năm đầu tiên đó, chúng tôi sẽ xem xét và cân nhắc về việc giúp đỡ thêm cho các bà mẹ khó khăn. Thực tế, hầu hết những người sử dụng chương trình tài trợ của này đều nói với chúng tôi rằng họ không cần điều sự giúp đỡ ấy nữa vì đó là trách nhiệm của họ cũng như những người trong gia đình."

-"Kế hoạch tài trợ giúp phụ nữ là một phương pháp có tầm nhìn xa hơn là chỉ một mức phản đối phá thai. Tôi thấy phương án này thật sự hiệu quả."

-"Mặc dù Hà Lan là một quốc gia tương đối phát triển và thịnh vượng, tài chính vẫn luôn là vấn đề mà số một mà phụ nữ phải đối mặt. Họ coi đó là một trở ngại giữa họ và em bé. Chúng tôi cảm thấy rằng điều này không nên trở thành là một lý do để phá thai. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định giúp đỡ họ."

Ông nói thêm vào năm 2018, có tới 522 trường hợp kêu gọi sự trợ giúp từ tổ chức. Hai mươi phần trăm trong số đó là các bà mẹ sau phá thai nhưng gần 50 phần trăm các trường hợp còn lại đã quyết định giữ lại em bé của họ sau được tư vấn và giúp đỡ.

pa 26727435 505x350

Phá thai không phải là một việc tốt, nhưng nó cũng không xấu. Thay vì chỉ một mực chỉ trích, chửi rủa và áp đặt những người phụ nữ đã và sắp phá thai, các pro-lifers nên tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra những sự giúp đỡ phù hợp với họ. Đây cũng chính là cách tốt nhất để khiến họ có thể suy nghĩ lại về việc nạo phá thai.

Theo: unilad
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.