• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Ra đường ai cũng giống ai, phụ nữ Hàn Quốc bắt đầu chán ngán và chống lại tiêu chuẩn về nhan sắc

Chị em

Khi Cha Ji-won quyết định ném hết chỗ đồ trang điểm và cắt bỏ mái tóc của mình, mẹ cô là người đầu tiên trêu chọc: "Tuyệt chưa, giờ mẹ có một đứa con trai rồi."

Từ khi mới 12 tuổi, Cha đã bắt đầu lạm dụng mỹ phẩm để theo đuổi tiêu chuẩn về vẻ đẹp thống trị xã hội Hàn Quốc. Khi học cấp hai, cô thường lén lút dùng kem nền để làm sáng màu da của mình, tránh bị phạt bởi những giáo viên do vi phạm nội quy nhà trường.

5616

Phụ nữ Hàn Quốc thường dành nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày để trang điểm và chăm sóc da.

Sau đó, cô đã xem các clip hướng dẫn trang điểm trên YouTube để trau dồi kỹ năng của mình và khi mới bước vào tuổi 20, cô chi tới 100.000 won (2.000.000 VND) mỗi tháng chỉ cho mỹ phẩm. Nhưng trong bối cảnh nữ quyền ngày càng lan rộng ra ở Hàn Quốc, Cha đã quyết định bỏ trang điểm, đánh son và mái tóc nhuộm vàng của mình.

2500

Cha trước và sau khi từ bỏ việc trang điểm.

"Tôi cảm thấy như mình đã được tái sinh vậy," Cha nói. “Trước đó, tôi đã dành quá nhiều thời gian để lo lắng về việc trở nên 'đẹp hơn'. Bây giờ tôi dùng thời gian đó để đọc sách và tập thể dục. ”

Cha là một phần của phong trào chống lại các tiêu chuẩn sắc đẹp không thực tế ở Hàn Quốc, thứ bắt các cô gái phải bỏ ra hàng giờ để trang điểm và thực hiện các quy trình dưỡng da lên đến 10 bước mỗi tối. Một số người nói rằng phải dậy sớm tận hai tiếng để đảm bảo rằng mình có một lớp trang điểm hoàn hảo bằng cách tỉ mẩn tẩy da chết và thực hiện quá trình dưỡng da phức tạp, cầu kỳ.

Những người phụ nữ phát chán bởi những thứ trên đã bắt đầu đăng tải video phá nát các hộp mỹ phẩm lên mạng, đi kèm với khẩu hiệu "giải thoát khỏi chiếc corset". Trào lưu này này là một phần của trong cuộc chiến chống lại sự gia trưởng ở đất nước nổi tiếng trọng nam khinh nữ này. Trước đó, phụ nữ Hàn Quốc cũng đã biểu tình để chống lại sự bất bình đẳng, nạn quay lén tại nhà vệ sinh công cộng và tấn công tình dục.

Tuy nhiên, điều khiến cho phong trào này có sức ảnh hưởng lớn như vậy chính là nó được diễn ra ở Hàn Quốc, nơi có tỷ lệ người phẫu thuật thẩm mỹ rất cao. Theo Euromonitor - khoảng 1/3 phụ nữ trẻ thú nhận rằng họ đã từng phẫu thuật. Ngoài ra, tại đây cũng tồn tại những thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên khắp thế giới với tổng giá trị lên tới 12,5 tỷ USD (khoảng 290 tỷ VND).

3000

Một quảng cáo phẫu thuật thẩm mỹ ở nhà ga tàu điện ngầm ở Hàn Quốc.

Cha bây giờ chỉ dành khoảng 4.000 won (82.000 VND) một tháng cho kem dưỡng ẩm và dưỡng môi. Ngoài ra, kênh YouTube nơi cô từng dùng để học trang điểm, nay được dùng để nâng cao nhận thức về nữ quyền cho các cô gái trẻ.

Tiêu chuẩn về vẻ đẹp của Hàn Quốc bao gồm làn da trắng, đôi mắt to, mũi cao, chân gầy, đôi môi giống như anh đào, khuôn mặt nhỏ và cơ thể thon thả. Mặc dù mỗi quốc gia đều có ý thức riêng về điều gì là lý tưởng, nhưng do tính chất xã hội ở Hàn Quốc, hàng triệu người đã phấn đấu để có một vẻ ngoài kiểu mẫu.

4290

Các thành viên của nhóm nhạc After School trong buổi ra mắt chương trình truyền hình thực tế "After School’s Beauty Bible" (Kinh thánh Nhan sắc của After School).

Nhưng trong vài tháng qua, điều này đã thay đổi với hàng nghìn bài đăng có hình ảnh các cô gái phá mỹ phẩm của mình như một cách để phản đối những quan điểm cổ hủ về vẻ đẹp. Trong một video, hai người phụ nữ đã đổ tất cả chỗ phấn mắt, sơn móng tay, kem nền lên một tấm vải trắng, tạo ra một bức tranh giống như các tác phẩm của họa sĩ Jackson Pollock. Khi làm, một trong số hai người phụ nữ nói: “Tôi xấu hổ vì không thể ra ngoài mà thiếu thứ này trong quá khứ. Chúng không thể chống lại tôi nên thật dễ dàng để phá chúng.” Video này cũng như vô số bài đăng về việc đập mỹ phẩm đã trở nên rất phổ biến trên mạng xã hội và được nhiều người ủng hộ.

Được biết, khi thực hiện các bài đăng này, các cô gái thường cài cắm một thông điệp rằng việc làm đẹp như một hình thức khổ sai, thứ mà ép tất cả phụ nữ phải thực hiện mà không nhận được điều gì.

Trong khi hiện tại không có thống kê nào cho thấy sự sụt giảm trong doanh số bán hàng mỹ phẩm, thế nhưng nhiều ông lớn cũng đã bắt đầu lo lắng về vấn đề này. Theo hãng tin địa phương, một quan chức giấu tên tại một nhà bán lẻ mỹ phẩm hàng đầu của Hàn Quốc nói rằng sẽ tập trung và dòng mỹ phẩm cho nam giới để tăng doanh thu. Một nhân viên khác nói rằng các công ty sợ phải thừa nhận rằng phong trào có thể ảnh hưởng đến họ.

3459

Diễn viên Song Ji Hyo quảng bá cho một hãng mỹ phẩm.

Bỏ trang điểm chỉ là một phần trong chiến dịch chống lại các tiêu chuẩn sắc đẹp hiện hành. Trào lưu này bắt đầu nở rộ vào đầu tháng Năm, khi một phát thanh viên người Hàn Quốc đã gây chấn động vì trở thành người đầu tiên đeo kính lên sóng truyền hình.

Lee Na-Young, giáo sư nghiên cứu về phụ nữ tại Đại học Chung-Ang ở Seoul cho biết: “Phong trào không chỉ nhằm chống lại nạn coi phụ nữ như một đối tượng tình dục mà còn thay đổi vị trí của họ trong mắt đàn ông. Kết quả là, chúng tôi đã nhìn thấy sự thay đổi trong cách trang điểm lẫn cách ăn mặc của phụ nữ."

"Những người phụ nữ này đang tiến hành một cuộc giải phóng, và một khi họ thực hiện điều đó, không gì có thể gây trở ngại."

Theo: The Guardian
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.