• Về đầu trang
Chloe Li
Chloe Li

Ngay cả những nhà bán lẻ trên thế giới đều muốn bạn mua hàng second-hand

Thời trang

Sự thật về mô hình sản xuất và cách tiêu dùng của chúng ta có hại cho môi trường là một câu chuyện đã diễn ra từ lâu. Với ngành công nghiệp thời trang chiếm hơn 10% lượng khí thải carbon của thế giới đã khiến nó trở thành một ngành rất cần có sự thay đổi.

Khi nói đến tính bền vững, nhiều thương hiệu trên thế giới đã và đang đánh giá lại chuỗi sản xuất của họ, thử nghiệm các vật liệu tái chế và tạo ra những khác biệt nhỏ để trở nên tốt hơn cho môi trường. Nhưng tất nhiên, chừng nào chúng ta còn sản xuất nhiều mặt hàng thời trang mới, chúng ta sẽ không bao giờ có thể thực sự “thân thiện với môi trường” và hướng đến sự bền vững, mặc dù phương pháp của chúng ta có thể đổi mới đến mức nào.

Một nhà bán lẻ lớn đã nhấn mạnh rằng Selfridges là biểu tượng của London thông qua chiến dịch phát triển bền vững, Project Earth. Sáng kiến này được đặt ra để tái tạo thói quen mua sắm và thay đổi mạnh mẽ hoạt động kinh doanh vào năm 2025 bằng phương pháp “được xây dựng trên ba chủ đề - chuyển đổi sang những vật liệu bền vững, khám phá các mô hình kinh doanh mới và tư duy đầy thách thức.”

Ảnh: theofficialselfridges

Giờ đây, Selfridges đang hướng sự chú ý của người tiêu dùng đến các mặt hàng quần áo cũ nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của fast fashion (thời trang nhanh) và tác động tiêu cực của nó đối với môi trường. Hợp tác với Oxfam, nhà bán lẻ này đang tổ chức một cửa hàng pop-up tôn vinh những món đồ cổ điển, từ những trang phục thời đại punk đến áo khoác da cừu như một nỗ lực khuyến khích khách hàng mua đồ cũ. 

Với hơn 13 triệu mặt hàng quần áo được gửi đến các bãi rác mỗi tuần, việc mua sắm đồ cũ và quyên góp quần áo cũ thay vì vứt đi sẽ giảm lượng khí thải và kéo dài tuổi thọ của quần áo. 

“Tôi luôn yêu thích mua sắm từ thiện - sự sáng tạo qua việc ghép các món quần áo ngẫu nhiên để tạo nên một bộ trang phục và sự độc lập từ việc chọn đồ second-hand. Nhưng ngoài niềm vui, tất cả chúng ta đều cần phải suy nghĩ về việc mua sắm đồ cũ và lưu ý tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra - để chúng ta có thể sử dụng ít tài nguyên nguyên sinh hơn của hành tinh và gửi ít hơn đến bãi rác.” - Bay Garnet của Oxfam chia sẻ. 

Tất cả số tiền quyên góp thu được từ cửa hàng pop-up sẽ giúp Oxfam đánh bại vấn nạn nghèo đói trên khắp thế giới, với quỹ từ thiện quyên góp được khoảng 29 triệu bảng Anh mỗi năm từ các cửa hàng.

“Lợi nhuận thu được từ việc này đủ để cung cấp nước sạch cho hơn hai triệu người trong thời kì hạn hán.”

Mặc dù ngành công nghiệp này vẫn còn một chặng đường dài phía trước nhưng những thay đổi nhỏ và chiến dịch nâng cao nhận thức về tác động của ngành thời trang có thể đi một chặng đường dài - ít nhất là từ phía người tiêu dùng. Vẫn còn phải xem liệu các thương hiệu khác cho làm theo và mua sắm đồ cũ có phải là giải pháp lâu dài để giảm tiêu dùng hay không?

Theo: Highsnobiety
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.