• Về đầu trang
Mèo một mẩu
Mèo một mẩu

Khí hậu nóng lên là nguyên nhân khiến số người gặp chứng mất ngủ gia tăng

Sức khoẻ

Theo một nghiên cứu vừa được công bố ngày 20 tháng 5 trên tạp chí One Earth, nóng lên toàn cầu có thể khiến thời gian ngủ của con người giảm đi 336 giờ mỗi năm.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Khoa học Dữ liệu Hành vi và Xã hội tại Đại học Copenhagen cho biết, điều này thậm chí sẽ còn tệ hơn với nhóm những người dễ bị tổn thương, đặc biệt là người lớn tuổi.

“Ước tính, tỉ lệ mất ngủ ở người lớn tuổi cao hơn gấp đôi so với người trẻ hoặc trung niên, nhóm người có thu nhập thấp cao hơn gấp ba lần so với nhóm có thu nhập cao và phụ nữ phải chịu ảnh hưởng nặng nề hơn nam giới.” Minor nói.

Quan trọng hơn, họ đã tìm thấy bằng chứng chứng minh những người ở độ tuổi 60 đến 70 là đối tượng nhạy cảm nhất với sự thay đổi nhiệt độ.

Kết quả này được thu thập từ một thí nghiệm quy mô toàn cầu, với sự tham gia của hơn 47,600 người đến từ 68 quốc gia. Tất cả đều được theo dõi bởi một vòng đeo tay có chức năng ghi lại thói quen ngủ, bắt đầu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 10 năm 2017.

Minor cùng đồng nghiệp đã thu được 7,4 triệu bản ghi trong suốt hai năm, đồng thời so sánh chúng với dữ liệu thời tiết và khí hậu tại địa phương để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ đến giấc ngủ con người.

“Vào những ngày thời tiết đột ngột ấm lên, thời gian ngủ trung bình của mọi người đều giảm xuống.”

Dữ liệu cho thấy, từ mức 30 độ C trở đi, cứ 1 độ tăng, trung bình giấc ngủ của mỗi người giảm 14 phút. Nhiệt độ càng cao, thời gian ngủ càng giảm (ít hơn 7 tiếng mỗi ngày). Khi đó, con người sẽ có xu hướng ngủ muộn và dậy sớm hơn.

Đặc biệt, cơ thể con người không thể tự điều chỉnh để thích nghi hoặc ngủ bù vào những ngày tiếp theo.

“Sẽ không có lối tắt hoặc phương án nào khác có thể thay thế cho giấc ngủ. Con người cần ngủ giống như cần oxy, thức ăn và nước uống. Mặc dù chúng ta có thể đối phó tạm thời bằng cách sử dụng điều hòa không khí. Nhưng ở những khu vực có thu nhập thấp, mọi việc vẫn vô cùng khó khăn.”  

Theo: WEBMD
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.