• Về đầu trang
CIBOONG
CIBOONG

Tất tần tật về chỉ số BMI (P.1)

Sức khoẻ

BMI hay chỉ số khối cơ thể từ lâu đã được sử dụng như một công cụ đánh giá sức khỏe tiêu chuẩn ở hầu hết các cơ sở y tế. Tuy nhiên, chỉ số BMI cũng vấp phải nhiều chỉ trích vì đã đơn giản hóa quá mức về tình trạng sức khỏe thực của người dùng.

BMI là gì?

BMI là viết tắt của Body Mass Index, tức chỉ số khối cơ thể. BMI được phát triển vào năm 1832 bởi một nhà toán học người Bỉ tên Lambert Adolphe Jacques Quetelet.

Ông đã phát triển thang đo BMI để nhanh chóng ước tính mức độ thừa cân và béo phì trong một nhóm dân số nhất định nhằm giúp chính quyền quyết định nơi phân bổ các nguồn lực y tế và tài chính. Điều thú vị là Quetelet đã từng mô tả rằng BMI không hữu ích trong việc nghiên cứu tình trạng sức khỏe của từng cá nhân mà là để cung cấp một bức ảnh chụp nhanh về sức khỏe tổng thể của một cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, dần dần BMI lại được sử dụng rộng rãi để đánh giá sức khỏe cá nhân.

Thang đo BMI dựa trên một công thức toán học để xác định xem một người có cân nặng khỏe mạnh hay không bằng cách chia cân nặng cho bình phương chiều cao:

BMI = cân nặng (kg hoặc pound) / chiều cao^2 (m hoặc inch)

Sau đó, kết quả tính được sẽ đem đi so sánh với thang đo BMI để xác định xem người đó có nằm trong phạm vi cân nặng bình thường hay không.

Theo cách tính này, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể đề xuất giải pháp cải thiện sức khỏe và lối sống nếu bạn nằm ngoài mức cân nặng bình thường.

Một số quốc gia đã áp dụng thang đo BMI này để thể hiện rõ hơn tầm vóc và mức phát triển thể trạng dân số của họ. Ví dụ, đàn ông và phụ nữ châu Á đã được nghiên cứu chứng minh là có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn vì có chỉ số BMI thấp hơn so với những người ở các châu lục khác.

Mặc dù BMI có thể cung cấp cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cái nhìn tổng quát về sức khỏe của một người dựa trên cân nặng và chiều cao của họ, nhưng BMI lại không xem xét đến các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, di truyền, khối lượng chất béo, khối lượng cơ và mật độ xương (dùng để chẩn đoán loãng xương).

TÓM LẠI:

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là phép tính để ước tính lượng mỡ trong cơ thể của một người bằng cách sử dụng chiều cao và cân nặng của họ.

Chỉ số BMI ở mức 18,5–24,9 được xem là cân nặng bình thường, trong khi chỉ số cao hơn hoặc thấp hơn thể hiện rủi ro sức khỏe cao hơn.

Hiệu quả của chỉ số BMI

Mặc dù vẫn có nhiều lo ngại rằng chỉ số BMI không xác định chính xác tình trạng sức khỏe của một người, song hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy nguy cơ mắc bệnh mãn tính và tử vong sớm của một người tăng lên khi chỉ số BMI thấp hơn 18,5 (

nhẹ cân) hoặc trên 30,0 (béo phì).

Năm 2017, một nghiên cứu về 103.218 trường hợp tử vong trong quá khứ đã cho thấy những người có chỉ số BMI từ 30,0 trở lên (béo phì) có nguy cơ tử vong cao hơn từ 1,5 đến 2,7 lần sau quá trình theo dõi kéo dài 30 năm.

Một nghiên cứu khác cho thấy những người thuộc nhóm béo phì theo thang đo BMI có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và do bệnh tim tăng 20% ​​so với những người thuộc nhóm đạt BMI bình thường.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người thuộc nhóm nhẹ cân có tuổi thọ ngắn hơn 6,7 năm so với những thuộc nhóm bình thường, trong khi những người béo phì loại II  và béo phì loại III có tuổi thọ ngắn hơn 3,7 năm.

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng khi chỉ số BMI ở mức 30,0 trở lên là thời điểm bắt đầu tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, bệnh tim, khó thở, bệnh thận, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và các vấn đề về vận động.

Từ hầu hết các nghiên cứu, chúng ta có thể thấy rằng những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn. Chính vì thế, nhiều chuyên gia y tế có thể sử dụng BMI như một bức tranh tổng quát để chẩn đoán nhanh nguy cơ sức khỏe của một người. Tuy nhiên, vẫn không nên sử dụng BMI như một công cụ chẩn đoán duy nhất.

Tạm kết

Mặc dù BMI bị chỉ trích vì đơn giản hóa quá mức tình trạng sức khỏe, hầu hết các nghiên cứu đều ủng hộ BMI về khả năng ước tính nguy cơ mắc bệnh mãn tính của một người, đặc biệt là nguy cơ tử vong sớm và hội chứng chuyển hóa.

Ở phần tiếp theo, Lost Bird sẽ cùng bạn tìm hiểu những hạn chế của chỉ số BMI cũng như tham khảo thêm các phương pháp khác để theo dõi sức khỏe nhé!

Theo: Healthline
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.