• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

Những sự thật về giới tự nhiên có thể khiến bạn sốc vì quá dị

Khám phá

Thế giới động vật rộng lớn và luôn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ. Tuy nhiên, cũng có nhiều sự thật ẩn sau đó có thể khiến nhiều người phải há hốc miệng vì quá dị.

1. Trứng chim ruồi chỉ to bằng hạt đậu navy (đậu hải quân)

Đúng vậy, với kích cỡ xấp xỉ 1.4 cm (chiều dài) và 0.9 cm (chiều rộng), trứng của chim ruồi chính là quả trứng nhỏ nhất trong họ chim và gia cầm. Chim cái thường chỉ đẻ hai quả cùng 1 lúc và ấp trứng trong khoảng từ 15 - 18 ngày.

2. Hắt hơi có thể ‘gửi’ hơn 100 ngàn loại vi trùng vào trong không khí

Theo nghiên cứu của Đại học Bristol (Anh Quốc), trung bình mỗi khi hắt hơi, con người có thể phát tán hơn 100 ngàn loại vi khuẩn, virut và các hạt phân tử li ti khác vào trong không khí với tốc độ lên tới 100 dặm/giờ.

3. Hồng hạc không có đầu gối

Từ lâu, nhiều người vẫn luôn tưởng rằng chỗ khớp nối trên chân của hồng hạc chính là đầu gối của nó.

Tuy nhiên, chim hồng hạc lại là loài chim hiếm hoi có khả năng đứng trên mũi ngón chân – điều này đồng nghĩa với việc hồng hạc không có đầu gối và phần đầu gối mà ai-cũng-tưởng này hóa ra lại là… mắt cá chân của chúng.

Đầu gối của chim hồng hạc nằm ở vị trí cao hơn, sát gần với cơ thể và thường bị che phủ bởi lớp lông vũ dày.

4. Chanh ngọt hơn Dâu

Đừng để vị chua của chanh đánh lừa vị giác của bạn. Đúng vậy, trong khi một quả dâu tây chỉ chứa 40% đường thì 1 quả chanh có thể chứa tới 70%.

Nguyên do là vì lượng citric acid có trong chanh có thể chiếm tới 6%, từ đó lấn áp vị ngọt đường và kích thích vị giác của con người bằng vị chua.

5. Chim cánh cụt không thực sự nếm được vị của cá

Chim cánh cụt thực sự đã mất đi khả năng “nếm” cá từ lâu, dù cho đây là nguồn thực ăn chính của chúng. Đầu lưỡi của chim cánh cụt chỉ có những thụ thể cảm nhận được hai vị cơ bản là chua và mặn.

Tuy nhiên, việc có nếm được cá hay không dường như cũng chẳng có gì ảnh hưởng tới khẩu vị của loài chim này, bởi lẽ chim cánh cụt thường “tọng” nguyên cả con cá vào bụng chứ chả thèm nhai bao giờ.

6. Hậu môn đa chức năng nhất thuộc về Hải Sâm

Ngoài việc đóng vai trò là nơi bài tiết chất thải, hậu môn của loài sâm còn được dùng để… thở và tự vệ.

Khi gặp nguy hiểm, sinh vật kỳ lạ này sẽ không ngại ngần “phọt” hết lục phủ ngủ tạng ra ngoài cơ thể để dọa dẫm kẻ thù. Những cơ quan này sẽ nhanh chóng được phục hồi lại ngay sau đó.

7. Ba Ba bài tiết bằng... miệng

Trong khi Hải Sâm dùng hậu môn để trao đổi dưỡng chất, thì Ba Ba trơn (chinese soft-shelled turtles) lại dùng miệng để bài tiết chất thải.

Khi một con Ba Ba cần đi tiểu, nó sẽ tìm tới một vũng nước nông, vùi đầu xuống dưới và bắt đầu sử dụng những đường ống nhỏ đặc biệt trong miệng để bài tiết.

Đây là hệ thống giúp họ rùa nước có thể trao đổi khí trong lúc bơi lội, vậy nhưng không hiểu tại sao khi đến lượt Ba Ba, chúng lại sử dụng để phục vụ cho chức năng oái oăm này?

8. Ốc sên và hàm răng

Hầu hết các loài ốc sên đều sở hữu một cái lưỡi dạng ruy băng với hàng ngàn chiếc răng siêu nhỏ gọi là radula. Radula đóng vai trò như một chiếc máy cày, xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ li ti giúp cơ thể ốc sên có thể hấp thụ một cách dễ dàng.

Vì vậy, "bộ nhá" của loài ốc sên có thể chứa tới 14.000 - 20.000 chiếc  răng tùy vào từng loài.

9. Đà điểu đực bị ‘yếu sinh lý’

Đà điểu đực là một trong số ít loài có dương vật, nhưng đôi khi thà không có còn hơn!

Sở dĩ dương vật bình thường có thể duy trì trạng thái cương cứng trong nhiều phút là do thường được bơm đầy bằng dòng máu đỏ nhiều dinh dưỡng và có khả năng chịu áp lực cao.

Tuy nhiên, không hiểu tại sao đà điểu đực lại bơm phồng dương vật bằng dịch bạch huyết (lymphatic fluid) vốn chịu áp lực thấp hơn nhiều. Kết quả là, chúng chỉ có thể duy trì sự cương cứng trong vài giây.

10. Đến tận bây giờ, vẫn không ai biết hành động ngáp có mục đích gì.

Ngáp là hành động thường thấy ở con người và một vài loài động vật khác (mèo, chó, báo,...)

Tuy nhiên cho đến tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được lý do tại sao mà chúng ta ngáp và vì sao ngáp lại có thể "lây" được từ người sang người!

Nhiều giả thuyết được đặt ra, trong đó giả thuyết được ủng hộ nhất chính là để điều chỉnh lại nhiệt độ cơ thể, giảm áp lực trong phổi khi căng thẳng hoặc chỉ đơn giản để... vui mà thôi!

Theo: BBC, Brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.