• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

'365 Days': Được coi là '50 Sắc Thái bản Ba Lan', gây tranh cãi vì lãng mạn hóa hội chứng Stockholm

Phim ảnh

Hội chứng Stockholm hay quan hệ bắt cóc là thuật ngữ tâm lý học mô tả một loạt những trạng thái tâm lý của nạn nhân bị bắt cóc, trạng thái này biến chuyển từ căm ghét, sợ hãi thành đồng cảm, quý mến, thậm chí ủng hộ và làm theo hành vi sai trái của kẻ thủ phạm.

"365 Dni" hay "365 Days" đã tái hiện lại mối quan hệ như thế, tựa phim chuyển thể từ tiểu thuyết best seller cùng tên của nhà văn Ba Lan Blanka Lipinska kể về chuyện tình đáng kinh ngạc của Laura Biel khi cô bị ông trùm Mafia Massimo Torricelli bắt cóc, giam cầm và cho cô 365 ngày để... yêu anh ta.

365 Days - còn được gọi là "50 Sắc Thái phiên bản Ba Lan" vì nó cũng khai thác những cảnh khiêu gợi và BDSM.

365 Days được đánh giá là 50 Sắc Thái phiên bản Ba Lan.

365 Days được đánh giá là vô cùng quyến rũ, đầy lãng mạn, cảnh nóng thật tuyệt vời khi khai thác mối quan hệ yêu đương bị ép buộc của Laura Biel. Cảnh 18+ trong phim rất "mặn", xuất hiện với tần suất cao và ở một mức độ vượt qua những cảnh tương tự trong 50 Sắc Thái, đến mức nhiều bài đánh giá cho rằng phim được đánh giá cao hơn giá trị thực chỉ bởi những cảnh nóng này.

Phim đứng top trong bảng xếp hạng ở nhiều nước Châu Âu, Mỹ và cả ở Việt Nam trong nhiều tuần. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến chuyên môn cho rằng 365 Days có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng khi lãng mạn hóa hội chứng Stockholm, biến tội bắt cóc và hành vi quan hệ xác thịt trong tình huống cưỡng ép trở thành lý tưởng và động cơ phạm tội cho nhiều kẻ ảo tưởng ngoài đời thật.

Bình luận trên Twitter viết:

Bạn chỉ đơn giản đang xem một cô nàng nóng bỏng mắc hội chứng Stockholm.

Khái niệm hội chứng Stockholm được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1973, khi một cô gái bị bắt làm con tin trong vụ cướp nhà băng ở Stockholm, Thụy Điển đã cảm thấy lo lắng, đồng cảm cho kẻ cướp sau khi cô được trả tự do.

Một nhận xét khác cho rằng phim thiếu chiều sâu:

Tôi xem 356 Days vì mọi người xôn xao bàn luận về nó, có thể nói phim được đánh giá cao một cách quá đáng. Lời thoại thì ngớ ngẩn, cốt truyện quá dễ đoán, các twist phi thực tế. Và bạn biết đấy, khi bạn yêu kẻ bắt cóc mình, thì đó là hội chứng Stockholm, không phải tình yêu thực sự.

Việc lãng mạn hóa một hành vi phạm tội không chỉ thượng tôn quyền lực của kẻ tội phạm mà còn truyền tải những thông điệp không lành mạnh, điều mà bất kỳ nhà làm phim nào cũng phải cân nhắc khi đưa những yếu tố tương tự lên màn ảnh rộng.

365 Days - còn được gọi là "50 Sắc Thái phiên bản Ba Lan" vì nó cũng khai thác những cảnh khiêu gợi và BDSM.

Một khán giả đưa ra lời khuyên sau khi xem hết bộ phim dài 1 giờ 54 phút trên Netflix:

Với những ai đã xem 365 Days, xin hãy nhớ rằng có sự khác biệt rất lớn giữa ảo vọng và đời thực. Làm ơn, không có cô gái nào thích bị bắt cóc và bị cưỡng ép phải yêu thủ phạm đâu.

Đọc thêm: 'The Haunting of Hill House' mùa 2 sẽ ra mắt trên Netflix cuối năm 2020

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.