• Về đầu trang
CIBOONG
CIBOONG

Hé lộ sự thật đằng sau những “chân lý” trên màn ảnh

Phim ảnh

Mặc dù phim ảnh là một nguồn thông tin phong phú và phổ biến nhưng không phải kiến thức nào trên màn ảnh cũng chính xác. Đôi khi, các nhà làm phim phải “bẻ cong sự thật” đi một tí để những câu chuyện trở nên lôi cuốn hơn. Đó cũng chính là lý do tại sao phần lớn mọi người lại thích xem phim giải trí hơn là phim tài liệu.

Hôm nay, Lost Bird sẽ cùng bạn tìm hiểu sự thật đằng sau những “chân lý” mà chúng ta hay bị lầm tưởng khi xem phim nhé.

Mặt Trời không hề vàng rực

© Sunshine / DNA Films

Đôi khi, các nhà làm phim không muốn thể hiện những thứ khác biệt so với những gì khán giả tin tưởng. Sở dĩ chúng ta nhìn thấy ánh nắng mặt trời có màu vàng là do có sự can thiệp của bầu khí quyển Trái Đất. Nhưng nếu có cơ hội bay vào không gian, bạn sẽ thấy Mặt Trời thực ra có màu trắng . Còn trong phim thì thường là Mặt Trời luôn có màu vàng rực rỡ.

Cảnh sát không đọc quyền Miranda khi bắt giữ nghi phạm

© Disturbia / DreamWorks

Nghi phạm bị áp giải vào xe cảnh sát và được nhắc nhở rằng: “Anh có quyền giữ im lặng. Bất cứ điều gì anh nói lúc này có thể sẽ là bằng chứng chống lại anh trước tòa.” Bạn thấy cảnh này quen thuộc chứ?

Trên thực tế, nghi phạm chỉ được phổ biến quyền Miranda trước khi thẩm vấn chứ không phải trong quá trình bắt giữ. Nếu không, những điều nghi phạm nói sẽ chẳng có hiệu lực gì trước tòa.

DNA không thể được lưu trữ trong hổ phách trong một thời gian dài

Trong phim Công viên kỷ Jura, các nhà khoa học đã có thể trích xuất một mẫu DNA của khủng long từ hổ phách của một con muỗi từng cắn khủng long. Tất nhiên, đây chẳng qua chỉ là sản phẩm sáng tạo của các nhà làm phim vì thực chất DNA có thể bị phân hủy và hổ phách không phải là cách tốt nhất để lưu trữ DNA. Không biết nên vui hay nên buồn nhưng sự thật là ngày nay, chúng ta không thể trích xuất DNA của khủng long được. Và giả sử như chúng ta có thể đi chăng nữa thì chắc chắn không phải là trích từ hổ phách.

Không thể liên lạc tức thì ở khoảng cách xa

© Interstellar / Legendary Pictures

Nếu bạn xem phim và nghĩ rằng chúng ta có thể liên lạc tức thì với các phi hành gia ở rất xa Trái Đất thì chuẩn bị cho tin xấu nè: nhà làm phim đang phá vỡ các định luật vật lý đấy. Chúng ta có thể liên lạc gần như tức thì nếu phi hành gia đó đang ở trên Mặt Trăng. Nhưng để nói chuyện với một người ở trên sao Hỏa chẳng hạn, thì sẽ mất khoảng 12 phút rưỡi ánh sáng để truyền từ Trái đất đến sao Hỏa.

Cá mập không thể đánh hơi được máu ở khoảng cách xa đến vậy

© Open Water / Lionsgate

Động vật ăn thịt đúng là có khứu giác tuyệt vời nhưng khi lên phim thì khả năng này có vẻ hơi bị phóng đại. Theo các thí nghiệm, máu người thật ra không thu hút cá mập lắm, ít nhất là so với máu của động vật có vú khác. Nhưng đằng nào chúng ta cũng không nên xuống biển nếu đang có vết thương hở đâu nha.

Tia laser không thể nhìn thấy trong không gian

© Star Wars: The Rise of Skywalker / Lucasfilm

Trên thực tế, tia laser di chuyển với tốc độ ánh sáng và chúng sẽ trở nên vô hình nếu không có vật nào phản chiếu ánh sáng. Và tất nhiên là trong không gian thì làm gì có sẵn vật nào phản chiếu ánh sáng chứ.

Batender thực chất không giúp ích gì nếu bạn muốn thử tài làm thám tử

© Passengers / Columbia Pictures

Trong phim, nếu bạn muốn điều tra một người thì cứ cầm tấm ảnh người đó đến hỏi batender. Nhưng ngoài đời thế nào thì bạn cũng biết rồi đó. Họ phải gặp và tiếp xúc với hàng trăm người mỗi ngày nên trừ khi người bạn muốn điều tra có gì đó thật sự nổi bật thì may ra họ mới nhớ được thôi.

Chuột không thích phomai

© Ratatouille / Pixar Animation Studios
© Mouse Hunt / DreamWorks Pictures

Không rõ tại sao lại có “chân lý” này, nhưng có vẻ như rất nhiều người trong chúng ta vẫn hay nghĩ rằng chuột với phomai mà “một cặp trời sinh”.

BBC đã từng tiến hành một thử nghiệm: họ cho lũ chuột 3 món ăn gồm phô mai, nho và đậu phộng. Thứ đầu tiên những con chuột chọn là đậu phộng, thỉnh thoảng chúng cũng chọn nho nhưng lại không bao giờ chọn phomai cả. Có vẻ như món phomai không đủ hấp dẫn rồi.

Chiến lược nhu-cương của cảnh sát không hiệu quả lắm

© Better Days

Trong phim, thường sẽ có một vị cảnh sát thật dữ dằn và một vị cảnh sát mềm mỏng nhằm khiến nghi phạm phải tiết lộ sự thật. Tuy nhiên, chiến lược này thực tế lại không hiệu quả lắm. Thái độ hung dữ của cảnh sát có thể dọa cho nghi phạm sợ hãi đến mức không dám hé răng nửa lời.

Bạn còn biết những bí mật đằng sau "chân lý" nào khác trên màn ảnh mà Lost Bird chưa nhắc đến không?

Theo: Bright Side
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.