• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Nghiên cứu mới: Ô nhiễm không khí làm tăng tỷ lệ tử vong do Covid-19

Thế Giới

Nghiên cứu mới của Đại học Martin Luther Halle-Wittenberg được đăng trên báo khoa học Science of the Total Environment đưa ra dữ liệu vệ tinh cho thấy nồng độ nitơ dioxit (NO2) - một chất gây ô nhiễm không khí làm hỏng đường hô hấp của con người được sinh ra bởi các phương tiện chạy xăng dầu và các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch khác có liên quan mật thiết đến tỷ lệ tử vong do virus Corona chủng mới.

Người dân ở những nơi có mật độ ô nhiễm cao dễ tổn thương hơn trước các loại virus như Corona chủng mới.

Sau đó, nghiên cứu cũng so sánh các điểm nóng ô nhiễm này với các điểm nóng về số lượng tử vong cao do Covid-19 ở Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Đức. Kết quả đối chiếu cho thấy một mối tương quan rõ ràng giữa nồng độ NO2, cũng như mức độ lưu thông khí theo chiều dọc và hậu quả do dịch bệnh gây ra. Các khu vực kể trên ghi nhận số lượng lớn các trường hợp tử vong.

Nhà nghiên cứu Yaron Ogen giải thích:

Ví dụ, khi chúng ta nhìn vào miền Bắc nước Ý, khu vực xung quanh Madrid và Hồ Bắc ở Trung Quốc, tất cả đều có một điểm chung: chúng được bao quanh bởi những ngọn núi. Điều này khiến cho không khí ở các khu vực này ổn định hơn và mức độ ô nhiễm cao hơn.

Làm ô nhiễm môi trường có nghĩa là đầu độc cơ thể của chính chúng ta, khi cơ thể bị căng thẳng do các vấn đề hô hấp mãn tính, khả năng tự bảo vệ khỏi nhiễm trùng trở nên rất hạn chế.

Các khu vực đô thị có tỷ lệ tử vong cao do Covid-19 đều có điểm chung là bị ô nhiễm nặng bởi NO2 và khói bụi từ hoạt động đốt nhiên liệu.

Nghiên cứu này là bằng chứng mới nhất cho thấy ô nhiễm không khí có thể khiến mọi người dễ bị tổn thương hơn với Covid-19. Một nghiên cứu riêng biệt khác được công bố vào đầu tháng này cho thấy chỉ cần một sự gia tăng nhỏ trong thời gian dài tiếp xúc với một loại chất ô nhiễm khác, như các hạt bụi nhỏ, đã dẫn đến tỷ lệ tử vong do Covid-19 tăng lên đến 15%.

Những phát hiện này đặc biệt đáng lo ngại vì trên toàn cầu, các cộng đồng nghèo hơn phải đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí cao mà lại không đáp ứng nổi các chi phí chăm sóc sức khỏe. Tại Hoa Kỳ, nghiên cứu cho thấy những người nghèo và cộng đồng da màu có nhiều khả năng bị ảnh hưởng từ ô nhiễm do nitơ dioxide và các hạt khói bụi nhỏ.

Khói bụi ô nhiễm do hoạt động công nghiệp khiến cơ thể con người yếu ớt hơn trước sự tấn công của virus.

Ngoài ra, nhiều yếu tố khác như ít có khả năng được làm việc tại nhà, họ tiếp xúc với ô nhiễm không khí nhiều hơn, và đó có thể là một lý do khác khiến người Mỹ da đen chết vì Covid-19 với tỷ lệ cao hơn các sắc tộc khác. Vì vậy, việc các nhà khoa học tìm hiểu thêm về tình trạng ô nhiễm không khí góp phần lan truyền đại dịch như thế nào, họ cũng khẳng định luôn rằng các nhóm người khác nhau sẽ chịu rủi ro khác nhau.

Các bằng chứng khoa học đã nói lên sự cần thiết của một hệ thống quy tắc chặt chẽ nhằm chống lại sự ô nhiễm không khí. Vừa qua, các báo cáo mới cũng cho thấy việc giãn cách xã hội và chính sách phong tỏa các thành phố ở khắp nơi trên thế giới đã giúp cho không khí trong lành hơn nhiều lần. Vấn đề là chúng ta phải làm thế nào để duy trì bầu không khí tươi mới này sau khi dịch bệnh được kiểm soát?

Bầu trời Ấn Độ trước (trái) và sau khi phong tỏa do Covid-19 (phải), có thể thấy được không khí đã trong lành hơn rất nhiều.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO mô tả NO2 là một loại khí độc hại gây ra tình trạng viêm đường hô hấp nghiêm trọng ở nồng độ hơn 200 microgam trên mét khối. Các hạt khói bụi gây ô nhiễm cũng có thể là một vectơ trung gian cho mầm bệnh, hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe hiện có.

WHO hiện đang điều tra xem liệu các hạt ô nhiễm trong không khí có thể là một vectơ lây lan Covid-19 và làm cho nó có độc lực cao hơn hay không. Nghiên cứu nói trên của Đại học Martin Luther Halle-Wittenberg đã trả lời phần nào câu hỏi này, trên thực tế, chúng có một sự liên kết chết chóc, nơi nào càng ô nhiễm, virus càng trở nên nguy hiểm hơn.

Nếu nhân loại tiếp tục các hoạt động xả thải, rõ ràng chúng ta đang tự hại bản thân.

Đọc thêm: Tình trạng phong tỏa khiến khí thải nhà kính giảm mạnh, nhân loại phải suy ngẫm về điều này

Theo: Science of the Total Environment
Đọc tiếp

Nhà hàng ramen Nhật cho phép thực khách mang... nồi đến mua mì đem đi

Full series

Covid-19

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.