• Về đầu trang
Cú trúc
Cú trúc

Cựu cố vấn Tổng thống Mỹ bình luận về hôn nhân mùa COVID

Hôn nhân gia đình

Chúng ta có nên cưới trong mùa COVID-19 không? Các chuyên gia sẽ nói thế nào về điều này…

Nhà kinh tế học danh tiếng của Mỹ Thomas Sowell đã từng viết: “Bất chấp những nỗ lực đánh đồng các cặp đôi đã kết hôn và những đôi sống cùng nhau là 'bạn đời’, thì các cặp đôi đã kết hôn trên thực tế vẫn tốt hơn so với các cặp đôi chưa kết hôn, theo hầu hết mọi tiêu chuẩn mà bạn có thể nghĩ đến”.

Đầu năm 2020, COVID-19 tấn công Hoa Kỳ và khiến nhiều khía cạnh trong cuộc sống bị ngừng trệ. Một trong nhiều khía cạnh đó là ao ước được trải nghiệm những điều thú vị của hôn nhân — với lời cam kết chung thủy và những lợi ích được tự nhiên mang lại như Sowell đã mô tả.

Nhưng buồn thay, nhiều cặp đôi đã phải trì hoãn đám cưới nếu muốn nhiều hơn một bữa tiệc cưới ở sân nhà hoặc cạnh biển, để lưu giữ khoảnh khắc cam kết đó. Nhiều cặp đôi không muốn bắt đầu cuộc sống mới bằng một buổi tiệc vô trùng (do covid-19), chỉ có lèo tèo một vài người tham gia và giấu những biểu cảm hạnh phúc của họ sau khẩu trang vì giãn cách xã hội.

Giờ đây gần 18 tháng đã trôi qua, nhiều đôi đang làm tất cả những gì có thể để được kết hôn càng sớm càng tốt. Theo The Wedding Report, một công ty nghiên cứu trong ngành, các đám cưới tại Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng hơn 50% trong năm 2021, dẫn đến sự tranh giành (khách hàng) trong ngành này và các cặp đôi sẽ trả giá cao cho váy cưới, tuxedo, bánh cưới, v.v.. - vì như mọi khi, giá cả tuân theo 'quy luật cung cầu'.

Mặc dù nguồn cung vật tư cưới có thể sẽ khan hiếm và chi phí sẽ đắt đỏ, nhưng điều rất đáng khích lệ ở đây là ý thức của các cặp đôi khi đã quyết định kết hôn và bắt đầu cuộc sống mới. Họ lựa chọn cam kết, bất kể chi phí hiện tại là bao nhiêu, bởi vì họ nhận thức được rằng hôn nhân là một khoản đầu tư khôn ngoan — như Sowell đã chỉ ra — không chỉ cho bản thân họ mà còn cho toàn xã hội của chúng ta.

Không phải ngẫu nhiên mà sự sụt giảm trong hôn nhân - cùng các yếu tố làm giảm tỷ lệ sinh trên toàn quốc (Mỹ) trong vài thập kỷ qua - đã dẫn đến tình trạng già hóa dân số và tạo ra các vấn nạn xã hội dài hạn của đất nước. Ở cấp độ cá nhân, suy thoái hôn nhân sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Ví dụ: đàn ông, phụ nữ, và trẻ em sẽ nghèo hơn cả về vật chất lẫn tinh thần - không như những thế hệ trước đây trọng kết hôn.

Sụt giảm hôn nhân cũng dẫn đến tỷ lệ người sống một mình tăng vọt và dẫn đến sự thiếu kết nối cộng đồng trong rất nhiều trường hợp — điều này không bao giờ tốt cho hạnh phúc dù của cá nhân hay xã hội.

Ngoài ra, các chương trình phúc lợi của chính phủ (Mỹ) như Medicare và Social Security, nhằm chu cấp cho những người cao tuổi trong xã hội, cũng yêu cầu một lượng lớn lao động trẻ và khỏe mạnh để bù đắp những khoản lợi bị hao hụt.

Nhưng đáng buồn là già hóa dân số sẽ khiến nhiều gia đình, đặc biệt ở nông thôn Hoa Kỳ, không thể duy trì sinh kế nếu không có thế hệ tương lai điều hành tiếp trang trại gia đình hoặc doanh nghiệp tư nhân của họ.

Vì vậy, việc gia tăng hôn nhân — mà nhiều người đã phải trì hoãn trong năm 2021 do COVID-19 — là một dấu hiệu tích cực cho sự thịnh vượng trong tương lai và sự phục hồi của Hoa Kỳ. Đúng thế, một số lễ cưới bị trì hoãn, nhưng một dự định kết hôn đã nảy nở khi mọi người đã đánh giá lại các thứ tự ưu tiên và họ đang lựa chọn hôn nhân.

Có lẽ điều may mắn trong đại dịch COVID-19 là rất nhiều người Mỹ - đặc biệt là những người Mỹ trẻ tuổi - đã nhận ra rằng chúng ta không phải là bất khả chiến bại, có nhiều điều khác quan trọng hơn là theo đuổi "trải nghiệm" và những vui thú khác.

COVID-19 đã hướng chúng ta vào những giá trị lâu dài — hôn nhân, gia đình, và cộng đồng, "những mục đích tốt đẹp hơn", thay vì "hãy làm những gì mà bạn thích". Sự nhấn mạnh đối đối với lời cam kết suốt đời này, so với quyền tự chủ cá nhân, hy vọng sẽ là một yếu tố then chốt trong việc tái cấu trúc quốc gia khiến chúng ta gắn kết với nhau như một dân tộc thay vì bị xé lẻ.

Như cách người ta đã từng nói: "Điều gì tốt cho General Motors thì sẽ tốt cho nước Mỹ", thì theo quan điểm cá nhân tôi: "Điều gì tốt cho hôn nhân thì sẽ tốt cho nước Mỹ". Việc thay đổi ban thờ lễ hồi tháng 5/2021 (tại Mỹ) chỉ là sự khởi đầu cho xu hướng sẽ có ngày càng nhiều cặp vợ chồng sẽ đến các tiệm đồ cưới, các khách sạn, để cuối cùng đứng trước gia đình và bạn bè của họ để nói câu: "Anh/em đồng ý" (I Do).

Chỉ riêng thực tế đó đã giúp xoa dịu nỗi đau của đại dịch hiện nay và tạo ra một tương lai tươi sáng hơn cho nước Mỹ.

Và, như Thomas Sowell đã lưu ý, việc đổi mới hôn nhân trong xã hội của chúng ta sẽ tạo ra một tương lai tươi sáng hơn cho nam giới và nữ giới, với những đứa trẻ là kết quả của mối quan hệ cơ bản nhất trong xã hội loài người. Tôi xin nâng ly chúc mừng những cặp vợ chồng trẻ sẽ tận hưởng tình yêu và sự viên mãn do hôn nhân mang lại.

Đôi điều về tác giả: Timothy Goeglein, cố vấn Tổng thống Hoa Kỳ dưới thời cựu Tổng thống Bush (con). Đồng tác giả của cuốn sách "Sự phục hồi của Hoa Kỳ: Đức tin, Gia đình và Sự hy sinh cá nhân có thể hồi phục đất nước của chúng ta như thế nào".

Về Thomas Sowell: Cụ sinh năm 1930 và hiện vẫn còn sống, là giáo sư kinh tế học, xã hội học người Mỹ từng giảng dạy tại nhiều đại học danh tiếng; hiện là cán bộ cao cấp tại Viện Hoover của trường Đại học Stanford; từng là cố vấn kinh tế cho Bộ Lao Động Hoa Kỳ.

Theo: The Epoch Times English
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.