• Về đầu trang
Cú trúc
Cú trúc

Khảo sát: Lý do hàng đầu của hôn nhân là 'minh chứng của tình yêu và cam kết'

Hôn nhân gia đình

Trong thế kỷ 21 đầy biến động, hôn nhân cũng trở nên mong manh. Hãy thử tự hỏi lại bản thân, lý do tiến tới kết hôn của bạn là gì?...

Theo khảo sát của viện nghiên cứu Cardus tại Canada, gần một nửa số thanh niên trẻ tại nước này cho rằng động lực hàng đầu để tiến đến hôn nhân là để chứng minh tình yêu và sự cam kết của bản thân.

Con số cụ thể là 48,9% số thanh niên Canada trong độ tuổi từ 25 đến 34, họ đã chọn "proof of love and commitment" (tạm dịch: minh chứng cho tình yêu và khả năng cam kết) là yếu tố hàng đầu để nói câu "I Do" trên lễ đường.

Viện Cardus cũng đưa ra dữ liệu khảo sát xã hội của Tổng cục thống kê Canada năm 2017. Theo đó, gần 14% người thuộc nhóm tuổi 25-34 coi hôn nhân là “bước tiến logic” và 8% khác thì cho rằng có con hoặc nhận con nuôi là yếu tố quyết định khiến họ đi tới hôn nhân.

Dù theo khía cạnh nào, dữ liệu khảo sát cũng cho thấy những người trẻ tuổi xem hôn nhân là khía cạnh tích cực của cuộc sống gia đình.

Hôn nhân là khía cạnh tích cực của cuộc sống gia đình

Tuy nhiên, khi được hỏi về việc liệu hôn nhân có cần thiết hay không, thì có tới 58% số thanh niên "không nghĩ rằng kết hôn là điều quan trọng đối với những cặp đôi muốn dành quãng đời còn lại của mình cho nhau".

Yếu tố ngăn trở quyết định kết hôn

Báo cáo chỉ ra rằng việc không tin tưởng vào thể chế hôn nhân là lý do hàng đầu khiến những người trẻ tuổi từ 25 đến 34 né tránh hôn lễ. Gần một nửa số nam giới trong nhóm cho biết họ không tin vào hôn nhân, con số này ở nữ giới là 39,1%.

Ngoài ra, khoảng 29% phụ nữ trẻ cho biết “tình hình hiện tại của họ vẫn ổn”. Con số này là 13,2% ở nam giới.

Nguyên nhân thứ hai khiến thanh niên Canada vẫn đang ở trong tình trạng chưa lập gia đình là “những việc phải chuẩn bị và chi phí dành cho đám cưới” - nam thanh niên chiếm 17% và nữ 10,5%.

Điều này cũng trả lời cho xu hướng suy giảm của việc kết hôn trong những thập kỷ vừa qua. Theo báo cáo của viện Cardus, tỷ lệ các đôi vợ chồng (hợp pháp) chiếm tới 91% khi điều tra hộ gia đình vào năm 1970. Con số này giảm xuống còn 66% vào năm 2016.

Đối với ông Peter Jon Mitchell là đồng tác giả của báo cáo, đây là một tín hiệu đáng buồn. Ông cho rằng những cuộc hôn nhân lành mạnh có thể góp phần ổn định cho chính các gia đình, hơn nữa là mang lại lợi ích kinh tế và xã hội trong khu vực và cộng đồng.

Trong một thông cáo báo chí, ông viết rằng:

“Hôn nhân không phải dành cho tất cả mọi người, nhưng trọng lượng của nghiên cứu hàn lâm về chủ đề này cho thấy hôn nhân gắn liền với lợi ích cho các cặp vợ chồng, con cái của họ, và cho một xã hội lớn hơn".

Bên cạnh việc cân nhắc về mặt kinh tế, báo cáo cho biết không nên bỏ qua việc thảo luận các giá trị văn hóa được biết đến. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định hôn nhân.

Theo: The Epoch Times English
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.