• Về đầu trang
Ốc
Ốc

Lợi và hại khi kết hôn ở độ tuổi 20 - 30, theo tâm lý học

Hôn nhân gia đình

Bạn cũng biết đấy, không hề có một thời điểm lý tưởng chính xác để chúng ta kết hôn, cho dù các bạn đã quen nhau được vài tháng cho đến vài năm. Mỗi cá thể luôn khác biệt và cặp đôi cũng vậy, thế nên bạn hãy xem xét dựa trên tất cả những mục tiêu, tính cách và trải nghiệm của người mà mình sẽ đồng hành nhé.

Theo một nghiên cứu trên cả 2 giới, những cặp kết hôn ở độ tuổi 20 đều từng có các trải nghiệm thăng hoa hạnh phúc, cặp đôi 20 cùng tạo ra các kỉ niệm lần đầu nhiều hơn so với các cặp kết hôn ở tuổi 30

Có một thực tế là nếu bạn đợi đến khi sự nghiệp vững vàng mới kết hôn sẽ khiến cả 2 mệt mỏi và kiệt quệ, trong khi dọn về 1 nhà thì tiết kiệm được chi phí, nhất là khi các bạn cùng đầu tư cho kế hoạch mua nhà.

Đây không phải là một quan niệm phổ biến. Thế nhưng, ở tuổi 20, bạn không chỉ có nhiều thời gian mà còn nhiều năng lượng dành cho con cái. Bạn cũng sẽ được trải nghiệm làm ông bà và nhìn cháu mình lớn lên nhiều hơn. Đây cũng là thời điểm khả năng thụ thai của bạn cao nhất.

Theo nghiên cứu, tuổi 28 là con số trung bình cho khả năng tự nhận thức bản thân, tin vào lựa chọn của bản thân khi tìm kiếm bạn đời. Lúc này bạn đã chuyển từ giai đoạn học hỏi sang giai đoạn gầy dựng sự nghiệp, cũng như rút được rất nhiều kinh nghiệm từ những sai lầm trong các mối quan hệ trước.

Những năm 20 là thời điểm chúng ta tìm hiểu bản thân, và năm 30 là lúc chúng ta ý thức rõ rệt hơn hẳn về việc mình là ai và mình cần gì. Tùy vào quan điểm sống của bạn, một số trong các bạn đã trải nghiệm sống thử ở tuổi này và thực sự biết mình muốn gì. Thế nên, tuổi 30 sẽ giúp bạn tự tin, biết cách giải quyết vấn đề hơn hẳn tuổi 20.

Nếu bạn là người mong muốn tập trung học hành, tìm kiếm sự nghiệp và tiền bạc trước khi kết hôn, thì 30 tuổi là cột mốc mà bạn sẽ muốn ổn định. Nếu bạn kết hôn sớm hơn, bạn có thể sẽ không dành đủ thời gian và năng lượng cho người yêu của bạn như họ cần.

Với các mối quan hệ, càng trẻ thì càng thiếu kinh nghiệm, bạn cũng chưa chắc hiểu hết về bản thân. Tuổi 20 thường bỏ qua các dấu hiệu xấu vì không muốn đánh mất những điểm tốt của người kia, góc nhìn của bạn còn mờ mịt và bạn cũng chưa thể thực hiện các thay đổi lớn để chuyển mối quan hệ sang hướng lành mạnh hơn.

Về khía cạnh thần kinh học, não bạn chỉ phát triển đầy đủ khi bạn ở tuỏi 25. Vì vậy, ngay cả khi bạn ở trong mối quan hệ lâu ơi là lâu, từ hồi còn trung học cho đến khi ra trường kiếm việc, bạn vẫn phải đợi thêm mới chắc chắn được đối phương sẽ cư xử ra sao trong cả quãng đời còn lại.

60% các cuộc hôn nhân trong độ tuổi 20 đến 25 sẽ dẫn đến ly hôn. Các lý do thường thấy là: thiếu cam kết, thiếu bình đẳng, chưa chuẩn bị đủ cho hôn nhân, kỳ vọng không thực tế và tranh cãi quá nhiều.

Niềm vui mà các cặp vợ chồng kết hôn ở tuổi 20 có sẽ phai nhạt vào cuối 20 đến cuối 30. Nghĩa là, trong phần đời còn lại, việc giữ lửa trong giao tiếp và hào hứng trong phòng ngủ là một thách thức khó nhằng. Chuyện sẽ càng tệ hơn nếu chỉ 1 trong 2 mất hứng vì người còn lại sẽ bị tác động và khó thấu hiểu.

Là một người độc thân vui tính, bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm, trải nghiệm nhiều điều khác nhau, bao gồm cả các mối quan hệ khác. Điều này hoàn toàn khác biệt với các cam kết khi kết hôn, lúc này bạn cần phải nhường những ưu tiên của mình cho đối phương, thỏa hiệp với bản thân, và điều này trong thời gian dài có thể đe dọa cuộc hôn nhân của bạn. 

Khi độc thân, bạn sẽ hoàn toàn tự do đầu tư cho bản thân, nhu cầu của mình, theo lịch trình của mình, kể cả việc tiết kiệm. Số tiền lúc 30 này sẽ không còn eo hẹp như những năm 20, và bạn đã có thói quen tài chính của triêng mình. Bạn cũng sẽ dễ dàng có tranh cãi với bạn đời nếu không thống nhất là hài lòng với sự đóng góp của mỗi người.

Theo: Bright Side
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.