• Về đầu trang
Ngọc Vân
Ngọc Vân

10 phát kiến thông minh giúp giải cứu hành tinh 'bị thương’ của chúng ta

Cuộc sống

Con người thường nhắc đến việc “giải cứu” Trái Đất, nhưng lại không quá quan tâm đến hành động nhỏ nhặt thường ngày. Chúng ta có thể tạo nên những khác biệt rất lớn từ những điều nhỏ bé như thế.

Nếu không tin, bạn hãy theo dõi những dự án sinh thái đầy cảm hứng dưới đây. Chúng có thể khiến bạn bất ngờ vì sự sáng tạo và độc đáo.

1. 96 triệu quả bóng đen giúp bảo vệ nguồn nước

Los Angeles đã thực hiện một sáng tạo công nghệ đáng ngạc nhiên để bảo tồn nước, bằng cách bao phủ toàn bộ bề mặt hồ LA với 96 triệu quả bóng màu đen. Đây là một nỗ lực để ngăn chặn việc hồ mất nước thông qua sự bốc hơi, thêm vào đó là nhằm nâng cao chất lượng nước.

1

Sáng kiến ​​thú vị này được cho là sẽ giúp California giảm tình trạng thiếu nước nghiêm trọng hiện nay. Đặc biệt hơn, những quả bóng này không giải phóng bất kỳ chất độc hại nào vào nguồn nước.

2. Sinh viên Philippines cần trồng 10 cây xanh mới có thể tốt nghiệp.

2a

Theo Luật Môi trường mới đây của đất nước này, tất cả học sinh từ cấp tiểu học, trung học đến đại học ở Philippines đều cần trồng ít nhất 10 cây giống ở các khu vực như rừng, rừng ngập mặn và lãnh thổ bản địa để đủ điều kiện tốt nghiệp.

2

Luật này được cho là sẽ giúp đảo ngược tốc độ phá rừng đang gia tăng nhanh chóng ở nước này.

Nghị sĩ Gary Alejano - người giới thiệu dự luật này cho biết: “Sáng kiến ​​sẽ giúp tạo ra ít nhất 175 triệu cây mới mỗi năm, tổng cộng hơn 525 tỷ cây sẽ được bổ sung chỉ trong một thế hệ”.

2b

3. Người đàn ông trồng một cây mỗi ngày trong 40 năm, và hiện anh ấy có cả một khu rừng khổng lồ.

Một người đàn ông Ấn Độ tên là Jadav Payeng đã trồng một cây mỗi ngày trong 40 năm ròng rã. Và thật bất ngờ, anh là người đã tạo ra 1.360 mẫu rừng nhân tạo.

3

Bây giờ, khu rừng này trở thành “ngôi nhà” của hàng trăm động vật và chim hoang dã. Jadav nói rằng anh dự định sẽ trồng cây cho đến hơi thở cuối cùng của mình.

4. Dọn dẹp trên đỉnh Everest

Everest là ngọn núi cao nhất thế giới. Hàng năm, có hàng trăm du khách leo núi thăm quan, và cũng bỏ lại một “núi” rác trên đó.

4

Trước tình trạng đó, một đoàn thám hiểm của chính phủ Nepal đã quyết định tới đỉnh Everest trong vài tuần. Và thật đáng kinh ngạc khi họ đã loại bỏ 11.000 kg rác từ ngọn núi cao nhất thế giới, bao gồm dây thừng, bình oxy, thang bị hỏng, lon nước và bọc nhựa.

5. Thùng rác của biển

Mỗi năm có hàng tấn nhựa bị xả ra đại dương, khiến nhiều loài sinh vật biển bị chết. Vì vậy, thùng rác của biển được phát minh để giải quyết điều đó. Đây là phát minh tuyệt vời từ một dự án gây quỹ làm sạch đại dương của Úc.

5

Chiếc thùng rác này có cơ chế hoạt động như một chiếc máy lọc, hút nước cùng rác thải nhựa vào trong lòng và ngăn chặn chúng thoát ngược ra ngoài đại dương. Thùng rác biển cả này có khả năng hoạt động 24/7, giúp thu sạch những rác thải trôi nổi trên mặt nước.

Hiện tại đã có đến khoảng 70 quốc gia tham gia và lắp đặt các thùng rác này.

6. Cửa hàng bán thực phẩm sắp hết hạn

Một cửa hàng Đan Mạch có tên We WeFood bán các sản phẩm gần hết hạn hoặc có bao bì bị hư hỏng với mức giảm giá lên tới 50%.

6

Điều này này thu hút sự chú ý của mọi người đến vấn đề lãng phí thực phẩm. Bởi một phần ba thực phẩm được sản xuất trên thế giới bị vứt đi mỗi năm, trong khi đó vẫn có hàng triệu người phải đối mặt với nạn đói khủng khiếp.

Cửa hàng này được điều hành bởi các tình nguyện viên và tất cả lợi nhuận đều dành cho các sáng kiến ​​từ thiện ở các nước đang phát triển.

7. 12.000 tấn vỏ cam đã “cứu” cả một khu rừng.

7a

Vào đầu những năm 90, Daniel Janzen và Winnie Hallwachs là hai nhà khoa học nảy ra một ý tưởng kỳ quái. Họ đổ 12.000 tấn vỏ cam vào một khu rừng bị tàn phá hoàn toàn ở Costa Rica.

7

16 năm sau, một khu rừng nhiệt đới phong phú đã được tìm thấy thay vì là mảnh đất chết cằn cỗ. Vỏ cam đã phân hủy và mang lại sự sống mới cho khu vực này, chứng minh rằng vùng đất bị phá rừng hoàn toàn có thể đưa trở lại cuộc sống thay vì bị lãng quên.

8. Ngôi trường “tái chế”

8a

Một trường tư thục ở Argentina được hình thành từ 25 tấn lon, lốp xe hơi, thủy tinh và chai nhựa. Ngoài mái nhà năng lượng mặt trời cùng một vườn rau khổng lồ, trường còn có những lon nước thu hoạch nước mưa, điều đó có nghĩa là ngôi trường này còn có khả năng tự cung cấp điện và nước.

8b

Học sinh tại đây cũng được dạy nghiên cứu liên quan đến môi trường, tái chế và bền vững.

9. Tái sử dụng xà phòng khách sạn để “cứu” sức khỏe con người.

9a

Một tổ chức phi lợi nhuận từ Orlando, Florida chuyên tái chế xà phòng khách sạn đã bị vứt bỏ để bảo vệ môi trường.

Họ thu thập xà phòng từ hàng triệu khách sạn mỗi ngày, gửi chúng đến các nhà máy tái chế và biến chúng thành các thanh xà phòng mới để tái phân phối cho các gia đình, trường học và các khu vực không có điều kiện vệ sinh sạch sẽ cơ bản nhất.

9b

10. Thước vòng tròn có khả năng phân hủy sinh học

Những thiệt hại của những chiếc thước vòng tròn bằng nhựa, để đựng bia gây ra cho cả động vật hoang dã và môi trường hiện nay là khá rõ ràng. Đại diện nhà máy bia Saltwater ở Florida đã đưa ra một giải pháp thay thế rất sáng tạo và bền vững cho chiếc “nhẫn” 6 vòng này.

13a

Họ thiết kế nên những bao bì bia với 100% khả năng phân hủy sinh học, có thể ăn được được, bởi chúng được làm từ lúa mạch và lúa mì dư từ quá trình sản xuất bia. Động vật thậm chí còn có thể ăn chúng mà không còn lo mắc kẹt trong những viếc vòng này.

13b

Bạn nghĩ gì về những dự án này? Bạn sẽ tham gia nếu có những dự án như vậy ở Việt Nam chứ? Hãy chia sẻ với Lostbird trong phần bình luận.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.