• Về đầu trang
Sarah Võ
Sarah Võ

14 Lý Do Khiến Bạn Luôn Đói (Phần 2)

Cuộc sống

Hãy cùng xem tiếp các lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói nhé

8. Bạn tập thể dục nhiều

Những người tập thể dục thường xuyên đốt cháy rất nhiều calo. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn thường xuyên tập thể dục cường độ cao hoặc tham gia hoạt động thể chất trong thời gian dài, chẳng hạn như tập luyện chạy marathon.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tập thể dục mạnh mẽ thường xuyên có xu hướng trao đổi chất nhanh hơn, có nghĩa là họ đốt cháy nhiều calo hơn khi nghỉ ngơi so với những người tập thể dục vừa phải hoặc sống ít vận động.

Trong một nghiên cứu, 10 người đàn ông tập luyện mạnh mẽ trong 45 phút đã tăng tỷ lệ trao đổi chất tổng thể của họ lên 37% trong ngày, so với một ngày khác khi họ không tập thể dục.

Một nghiên cứu khác cho thấy những phụ nữ tập thể dục với cường độ cao mỗi ngày trong vòng 16 ngày đốt cháy nhiều calo hơn 33% trong cả ngày so với nhóm không tập thể dục và nhiều hơn 15% calo so với những người tập vừa phải. Kết quả tương tự đối với nam giới.

Bạn có thể ngăn chặn cơn đói quá mức do tập thể dục đơn giản bằng cách ăn nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện . Sẽ hữu ích nhất nếu bạn tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất béo lành mạnh.

9. Bạn đang uống quá nhiều rượu

Rượu nổi tiếng với tác dụng kích thích sự thèm ăn.

Trong một nghiên cứu, 12 người đàn ông uống 1,5 ounce (40 mL) rượu trước khi ăn trưa đã tiêu thụ nhiều hơn 300 calo trong bữa ăn so với một nhóm chỉ uống 0,3 ounce (10 mL)

Ngoài ra, những người uống nhiều rượu hơn sẽ ăn nhiều hơn 10% calo trong cả ngày, so với nhóm uống ít hơn. Họ cũng có nhiều khả năng tiêu thụ nhiều chất béo cao và thức ăn mặn.

Rượu có thể không chỉ khiến bạn đói hơn mà còn làm suy yếu phần não kiểm soát khả năng phán đoán và tự chủ của bạn. Điều này có thể khiến bạn ăn nhiều hơn mức bình thường.

Để giảm tác dụng gây đói của rượu, tốt nhất bạn nên uống vừa phải hoặc không nên uống nhé

10. Dùng thức ăn lỏng

Thức ăn lỏng và rắn ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn theo những cách khác nhau.
Nếu bạn tiêu thụ nhiều thức ăn, chế độ ăn như sinh tố, súp, ... thì bạn sẽ thường xuyên có cảm giác đói. Lý do chính cho điều này là chất lỏng đi qua dạ dày của bạn nhanh hơn so với thức ăn rắn.
Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy rằng thức ăn lỏng không có tác động lớn đến việc ức chế các hormone kích thích cảm giác đói, so với thức ăn rắn.

Ăn thức ăn lỏng cũng có xu hướng mất ít thời gian hơn so với ăn thức ăn đặc. Điều này có thể khiến bạn muốn ăn nhiều hơn, chỉ vì não của bạn không có đủ thời gian để xử lý tín hiệu no.
Trong một nghiên cứu, những người tiêu thụ đồ ăn nhẹ dạng lỏng cho biết ít no hơn và có nhiều cảm giác đói hơn những người ăn đồ ăn nhẹ dạng rắn.
Để ngăn chặn cơn đói thường xuyên, bạn nên tập trung vào việc kết hợp nhiều thực phẩm rắn vào chế độ ăn uống của mình nhé.

11. Bạn căng thẳng quá mức

Căng thẳng quá mức được biết sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn.
Điều này chủ yếu là do tác dụng của nó đối với việc tăng mức độ cortisol, một loại hormone đã được chứng minh là thúc đẩy cảm giác đói và thèm ăn. Vì lý do này, bạn có thể thấy rằng bạn luôn đói nếu thường xuyên bị căng thẳng.

Trong một nghiên cứu, 59 phụ nữ tiếp xúc với căng thẳng tiêu thụ nhiều calo hơn trong ngày và ăn thức ăn ngọt hơn đáng kể so với những phụ nữ không bị căng thẳng.

Một nghiên cứu khác đã so sánh thói quen ăn uống của 350 cô gái trẻ. Những người có mức độ căng thẳng cao hơn có nhiều khả năng ăn quá nhiều hơn những người có mức độ căng thẳng thấp hơn. Những cô gái có mức độ căng thẳng cao cũng cho biết họ ăn đồ ăn nhẹ ít chất dinh dưỡng hơn như khoai tây chiên và bánh quy.
Bạn có thể giảm mức độ căng thẳng của mình bằng nhiều cách như lựa chọn một môn thể thao để tập hoặc tập cách hít thở sâu,

12. Bạn đang dùng một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ làm tăng cảm giác thèm ăn của bạn.
Các loại thuốc gây thèm ăn phổ biến nhất bao gồm thuốc chống loạn thần, chẳng hạn như clozapine và olanzapine, cũng như thuốc chống trầm cảm, thuốc ổn định tâm trạng, corticosteroid và thuốc chống rối loạn cảm giác.

Ngoài ra, một số loại thuốc chữa bệnh tiểu đường, chẳng hạn như insulin, chất kích thích tiết insulin và thiazolidinediones, được biết là làm tăng cảm giác đói và thèm ăn của bạn.
Nếu bạn nghi ngờ rằng thuốc là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên đói và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc thay thế không làm bạn bị đói.

13. Bạn ăn quá nhanh

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn nhanh có cảm giác thèm ăn hơn và có xu hướng ăn quá nhiều trong bữa ăn, so với những người ăn chậm. Họ cũng có nhiều khả năng bị béo phì hoặc thừa cân.

Trong một nghiên cứu liên quan đến 30 phụ nữ, những người ăn nhanh tiêu thụ nhiều hơn 10% calo trong một bữa ăn và báo cáo rằng ít no hơn đáng kể so với những người ăn chậm
Một nghiên cứu khác đã so sánh ảnh hưởng của việc ăn nhanh chậm ở những người mắc bệnh tiểu đường. Những người ăn một bữa ăn chậm trở nên no nhanh hơn và báo cáo ít đói hơn 30 phút sau bữa ăn, so với những người ăn nhanh.

Lý do một phần là khi nhai ít, não sẽ giảm nhận thức là bạn đang ăn.
Thay vào đó, khi ăn chậm và nhai kỹ, cơ thể và não của bạn có nhiều thời gian hơn để tiết ra hormone chống đói.

Nếu bạn thường xuyên đói, bạn có thể ăn chậm hơn. Một số gợi ý cho bạn để có thể ăn chậm hơn là:
• Hít thở sâu vài lần trước bữa ăn
• Đặt muỗng, nĩa, đũa xuống giữa các lần cho thức ăn vào miệng
• Nhai kỹ thức ăn, càng nhiều càng tốt

14. Bạn đang có bệnh

Thường xuyên đói có thể là một triệu chứng của bệnh.

Đầu tiên, đói thường xuyên là một dấu hiệu kinh điển của bệnh tiểu đường. Nó xảy ra do lượng đường trong máu quá cao và thường đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm khát nước quá mức, giảm cân và mệt mỏi.

Bệnh cường giáp, một tình trạng đặc trưng bởi tuyến giáp hoạt động quá mức, cũng có liên quan đến việc gia tăng cảm giác đói. Điều này là do nó gây ra sản xuất dư thừa các hormone tuyến giáp, thúc đẩy sự thèm ăn của bạn.

Hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp cũng có thể làm tăng mức độ đói của bạn. Lượng đường trong máu của bạn có thể giảm nếu bạn không ăn trong một thời gian, và nó có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bạn ăn nhiều tinh bột và đường tinh chế.

Ngoài ra, đói quá mức thường là triệu chứng của một số bệnh lý khác, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng và hội chứng tiền kinh nguyệt.

Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn có thể mắc một trong những tình trạng này, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ của bạn để nhận được chẩn đoán thích hợp và thảo luận về các lựa chọn điều trị.

Ngoài các nguyên nhân trên, nếu bạn cảm thấy đói thường xuyên, có thể đây là một dấu hiệu để bạn đánh giá lại chế độ ăn uống và lối sống của bạn để xác định xem có những thay đổi nào bạn có thể thực hiện để giúp bạn cảm thấy no hơn hay không.

Cơn đói của bạn cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn ăn không đủ, hãy tăng lượng thức ăn của bạn nhiều hơn để có cơ thể khoẻ mạnh nhé.

Theo: healthline
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.