• Về đầu trang
NTC
NTC

Cơn sốt webtoon '7FATES: CHAKHO' lấy cảm hứng từ BTS, nhưng 'chakho' là gì?

Cuộc sống
Webtoon lấy cảm hứng từ BTS, "7FATES: CHAKHO" 

Không phụ sự mong đợi của khán giả, webtoon lấy cảm hứng từ BTS, "7FATES: CHAKHO", đã trở thành bộ truyện hot hit ngay lập tức, vượt mốc 15 triệu lượt xem chỉ hai ngày sau khi phát hành vào ngày 15 tháng 1. Đây là con số kỷ lục của một webtoon mới, được cổng thông tin trực tuyến Naver của Hàn Quốc công bố.

"7FATES: CHAKHO," hiện đã được dịch ra 10 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha. Bộ truyện nhận được đánh giá tích cực trên toàn thế giới, tính đến ngày 17/01, bộ truyện đạt xếp hạng 9,91 trên nền tảng dịch vụ toàn cầu của Naver Webtoon. Mặc dù một số người hâm mộ đang phản ứng tiêu cực và chỉ trích công ty quản lý của BTS, HYBE, vì "sử dụng quá mức" tài sản trí tuệ của BTS, nhưng những người khác lại hết sức ủng hộ, ca ngợi câu chuyện hấp dẫn và phong cách vẽ bắt mắt của bộ truyện.

"7FATES: CHAKHO" là một câu chuyện giả tưởng đô thị với sự góp mặt của bảy thành viên BTS trong vai các nhân vật hư cấu. Bộ truyện xoay quanh bảy thợ săn quái vật được gọi là "chakho", những người hợp lực để trả thù cho những người thân yêu của mình. 

Các thành viên BTS là cảm hứng cho bộ truyện

Tổng giám đốc HYBE Hwangbo Sang-woo cho biết trong một cuộc họp trực tuyến hồi tháng 11 năm ngoái rằng, tiêu đề của bộ truyện diễn giải một câu chuyện dân gian Hàn Quốc theo cách đặc biệt của, mang lại sức sống mới cho câu chuyện.

Khi "7FATES: CHAKHO" đạt được sức hút toàn cầu, nhiều người ở nước ngoài vẫn đang thắc mắc không biết chính xác "chakho" là gì và tại sao tên của nó lại xuất hiện thường xuyên trong các nội dung khác của Hàn Quốc, chẳng hạn như loạt phim về thây ma ăn khách của Netflix, "Kingdom" do ngôi sao biên kịch Kim Eun-hee chắp bút.

Tên của webtoon, "chakho", bắt nguồn từ từ "chakhogapsa", được sử dụng thời Vương quốc Joseon năm 1392-1910 và dùng để chỉ một nhóm thợ săn hổ chuyên nghiệp được thành lập vào năm 1421 bởi Vua Sejong, người phát minh ra bảng chữ cái Hàn Quốc, Hangeul . "Chakhogapsa" ban đầu chỉ được tạo thành từ 20 thợ săn gan dạ, nhưng số lượng đã tăng lên 440 trong thời kỳ cai trị của Vua Seongjong vào năm 1469-1494.

Hình ảnh dẫn truyện

Vai trò của "chakho" rất quan trọng, vì trong quá khứ đã có rất nhiều người bị tấn công và giết chết bởi những con hổ. Theo ghi chép thực tế từ thời của Vương triều Joseon -  thuộc hồ sơ về các công việc trong năm của Vương triều, được liệt kê trong sổ đăng ký Ký ức Thế giới của UNESCO - hổ được nhìn thấy 937 lần trong khoảng thời gian từ năm 1392 đến năm 1863 và làm 3.989 người bị thương.

Theo các tác giả của cuốn "Những việc làm trong lịch sử Hàn Quốc" - xuất bản bởi Minumsa năm 2020 - Vương quốc Joseon bắt đầu chứng kiến ​​một số lượng lớn hổ khi người dân vào núi và chặt cây thông để lấy gỗ.

Cuốn sách viết: “Những khu rừng vốn hiếm khi có dấu chân người, nghiễm nhiên trở thành vùng đất hoàn hảo cho các loài động vật hoang dã sinh sôi nảy nở”. Vì vậy, vua Joseon đã chọn ra một số thợ săn dũng cảm và khéo léo nhất sau đó huấn luyện họ trong nhiều năm để săn lùng những con hổ này. Mặc dù hổ từ lâu đã được coi là loài vật linh thiêng đối với người dân Joseon, nhưng vương quốc không thể để chúng tiếp tục đe dọa cuộc sống của người dân.

Các thợ săn nhận được phần thưởng dựa trên kích thước của những con hổ và thứ tự tấn công chúng. Người đầu tiên tấn công một con hổ đã sẽ được giải thưởng lớn nhất, và những người đưa ra những đòn chí mạng đối với sinh vật đôi khi nhận được phần thưởng là bộ lông của chúng.

“Nhưng không có gì đáng giá hơn mạng sống ” cuốn sách nói thêm. "Đó là lý do mà những người thợ săn liều mạng là để bảo vệ đất nước và người dân".  Tuy nhiên, khi giá lông hổ tăng vọt, số lượng các thợ săn dân sự cũng bắt đầu tăng lên. Sự xuất hiện của những thợ săn này không chỉ khiến số lượng hổ hoang dã giảm xuống mà còn dẫn đến sự biến mất của các "chakho". Trên thực tế, lần bắt hổ cuối cùng trong tự nhiên trên Bán đảo Triều Tiên là ở núi Daedeok ở Gyeongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, vào năm 1921.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.