• Về đầu trang
Milu
Milu

Điều gì sẽ xảy ra nếu phần đất liền và đại dương đổi chỗ cho nhau?

Cuộc sống

71% Trái Đất được bao phủ bởi nước và phần đất mà chúng ta đang sinh sống chỉ chiếm 29% ít ỏi còn lại. Vậy liệu bạn có bao giờ thắc mắc rằng điều gì sẽ xảy ra nếu phần biển cả và đất liền hoán đổi vị trí cho nhau chưa? Nếu điều này thật sự xảy ra, Trái Đất sẽ trở thành một nơi hoàn toàn khác. Một ví dụ điển hình là nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng mạnh, do đó dẫn đến sự gia tăng của số lượng các loài động vật ăn thịt. Vậy liệu con người của chúng ta có thể sống sót? Bên cạnh đó, còn điều khác biệt nào sẽ diễn ra khi đất trở thành nước và nước sẽ thay thế phần đất?

1. Nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng cực kì cao

Nước có tác dụng hấp thụ rất nhiều nhiệt nhằm đảm bảo không để xảy ra hiện tượng gia tăng đáng kể về nhiệt độ. Vì khả năng này, sự hiện diện của một lượng lớn nước trong các đại dương giúp cho Trái Đất luôn được mát mẻ. Ngoài ra, quá trình bốc hơi nước từ biển cả và sông ngòi cũng giúp điều hòa nhiệt độ cho địa cầu.

Do đó, nếu đại dương và đất liền hoán đổi vị trí cho nhau, nhiệt độ sẽ tăng rất nhanh. Trời sẽ khô nóng hơn, các khối đất sẽ trở nên khô ráo và cằn cỗi.

2. Lượng oxy trong khí quyển sẽ giảm

Có thể bạn không biết rằng các loài thực vật biển cung cấp tới 70% oxy có trong khí quyển của chúng ta. Không có lượng nước lớn, nhiều loài thực vật thủy sinh sẽ nhanh chóng biến mất, điều này dẫn đến lượng oxy trong khí quyển ít hơn. Ngoài ra, nước có cơ chế hoạt động như một bồn rửa và hấp thụ khí carbon mà chúng ta thải vào khí quyển. Vì vậy, nếu tỉ lệ nước trên địa cầu ít đi, một mặt khí oxy sẽ giảm và mặt khác, khí carbon sẽ tăng lên. Bạn biết đấy, carbon là một loại khí nhà kính, do đó nó sẽ dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.

3. Hệ động vật trên Trái Đất sẽ thay đổi

Việc hoán đổi đất và nước sẽ có nhiều tác động đối với các dạng sống của Trái Đất nữa. Nhiệt độ tăng mạnh, lượng oxy giảm, khí carbon tăng – tất cả những điêu này sẽ làm cho cuộc sống trên hành tinh trở nên khó khăn hơn. Chúng buộc phải thay đổi rất nhiều để có thể tồn tại và phát triển mạnh. Do số lượng thực vật không thể có quá nhiều kéo theo việc lượng động vật ăn cỏ sẽ giảm bớt. Chúng cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ so với động vật ăn thịt. Điều kiện thời tiết xấu cũng dẫn tới việc các loài động vật máu lạnh chịu đựng để tồn tại giỏi hơn.

4. Giao thông đường bộ trở nên dễ dàng hơn

Ta có thể thấy rõ rằng phần đại dương là vùng rộng lớn và ít có sự chia cắt. Do đó nếu phần đất liền và đại dương hoán đổi vị trí cho nhau, vùng đất liền sẽ càng được mở rộng và kết nối liền mạch mà không có sự gián đoạn bởi các vùng nước, nhờ đó, việc vận chuyển trên đất liền sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, giao thông vận tải biển lại chịu ảnh hưởng nặng nề, các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu thủy hải sản sẽ là nhân tố chịu thiệt hại lớn nhất.

5. Nền văn minh nhân loại cũng như nền kinh tế của thế giới cũng thay đổi chóng mặt

Nước là nguồn sống. Với nguồn nước khan hiếm, các quốc gia sẽ phải cố gắng kiểm soát lượng nước thất thoát nhiều nhất có thể. Nhiệm vụ này có thể dẫn đến sự leo thang thành một cuộc chiến. Các nền kinh tế phụ thuộc vào sinh vật biển cũng sẽ chịu ảnh hưởng và suy giảm mạnh.

6. Everest sẽ không còn là dãy núi cao nhất thế giới nữa.

Hầu hết ai trong chúng ta đều biết đỉnh Everest cao 8840m là đỉnh cao nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là đỉnh cao nhất tính từ mặt nước biển. Ngọn núi cao nhất thế giới sẽ là Mauna Kea khi chúng ta xem xét tất cả những ngọn núi chìm trong mặt nước và nổi trên mặt nước. Nó có độ cao tận 33000m.  Vì vậy, nếu nước và đất liền đổi chỗ cho nhau, núi Everst sẽ bị chìm xuống mặt nước, còn Mauna Kea sẽ được hiện ra, khiến nó trở thành đỉnh cao nhất tính từ mặt nước biển.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.