• Về đầu trang
Hạnh Tâm
Hạnh Tâm

Muốn được yên nghỉ giữa đảo hoang nhưng ‘Robinson’ của Nhật đã bị buộc phải quay về đất liền

Cuộc sống

Nhà thám hiểm Tây Ban Nha Alvaro Cerezo chuyên làm phim tài liệu về những người sống trên hoang đảo, đã dành 5 ngày để sống cùng ông Masafumi Nagasaki.

ong lao tren dao hoang 1

Ông Masafumi Nagasaki ở trên đảo hoang chỉ rộng vẻn vẹn 1 km.

Lần đầu tiên Cerezo gặp ông Nagasaki là năm 2014. Dù sống tách biệt với thế giới bên ngoài, ông Nagasaki cũng có những phương tiện sinh sống và quy tắc khắc nghiệt mà Cerezo buộc phải tuân theo.

Cerezo hồi tưởng lại những lời ông Nagasaki căn dặn:

“Trước khi bước vào lều, cậu phải rửa sạch chân bằng bát nước tôi đặt ở lối vào.”

“Chỉ có 2 nhà vệ sinh trên đảo này. Mỗi cái ở mỗi đầu của bãi biển. Để đến được đó, trước tiên, cậu phải tìm được dòng chảy của biển. Cậu chỉ có thể đến được nhà vệ sinh theo cách đó. Như thế thì khi “đi nặng”, phân của cậu mới trôi theo dòng chảy.”

ong lao tren dao hoang 2

Trong cuốn phim tài liệu về trải nghiệm của mình, Cerezo gọi ông Nagasaki là “Vị ẩn sĩ lõa thể”. Cái tên này trở thành biệt danh nổi tiếng của ông Nagasaki.

Ngày thứ 2 trên đảo, ông Nagasaki rất tức giận với Cerezo khi anh về nơi cắm trại muộn 5 phút. Cerezo nhận xét tuy sống một mình trên hoang đảo, ông Nagasaki vẫn rất đúng giờ. Ông quả là một người Nhật “xịn” hết chỗ chê.

Ấn tượng hơn cả là ngài Robinson Crusoe của Nhật giữ bãi biển rất sạch. Ông luôn thu nhặt những thứ trôi dạt vào biển như gỗ và san hô. So sánh mức độ sạch sẽ, các khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển còn thua xa ông Nagasaki.

ong lao tren dao hoang 3

Ông Nagasaki đang nấu ăn ngoài trời.

Ông Nagasaki đến hòn đảo này lần đầu vào năm 1989. Khi đó ông 53 tuổi. Ông từng là một nhiếp ảnh gia và đã có vợ con. Ông cũng từng làm việc trong một khách sạn ở Shizuoka và làm pha chế ở Osaka. Ngoài những thông tin cơ bản này, Cerezo không biết chính xác cuộc sống trước đây của ông Nagasaki là như thế nào vì ông không kể thêm gì cả. Ông rõ ràng không muốn nghe và nhắc về chủ đề này.

Khi đến hòn đảo này, ông Nagasaki vẫn mặc đầy đủ quần áo. Tuy nhiên, sau một năm sống với nắng gió, mưa dông, quần áo của ông bị mục nát hết cả. Chẳng còn gì để mặc nên ông cứ trần như nhộng suốt mấy chục năm liền.

ong lao tren dao hoang 4

Số vạch ông khắc chắc hẳn rất nhiều.

Năm 2012, lần đầu tiên cuộc sống của ông được tiết lộ trước công chúng. Ông chia sẻ với tờ Reuters:

“Tìm một nơi để chết là việc quan trọng, và tôi quyết định chọn chỗ này làm nơi yên nghỉ cho mình.

Trước khi tới đây, tôi không nghĩ việc chọn nơi yên nghỉ quan trọng đến thế. Nếu không phải chết ở bệnh viện thì tôi cũng sẽ chết ở nhà, bên cạnh người thân.

Nhưng nếu được chết ở giữa thiên nhiên như này, đấy quả thực là sức hấp dẫn không thể chối từ.”

Một ước nguyện giản dị nhưng cụ ông Nagasaki có lẽ không thể thực hiện. Tháng 4 năm nay, ông đã bị “trục xuất” khỏi đảo.

ong lao tren dao hoang 5

Khổ vật chất, vui tinh thần.

Cerezo cho hay:

“Ông Nagasaki đã bị đưa trở lại đất liền. Có ai đó đã trông thấy ông trên đảo trong tình trạng suy kiệt. Họ gọi cho cảnh sát và đưa ông ra khỏi đảo. Ông yếu đến nỗi không thể chống trả lại.

Hiện tại, ông đã khỏe lên rồi. Có lẽ ông chỉ bị ốm hoặc cảm. Nhưng ông sẽ không còn cơ hội nào để quay trở về hòn đảo của mình nữa.”

Hiện nay, ông Nagasaki đang ở trong nhà khách chính phủ ở Ishigaki cách đảo hoang khoảng 60 km. Điều này có lẽ cũng an ủi ông phần nào vì không phải rời quá xa đảo hoang của mình.

Theo: Nextshark
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.