• Về đầu trang
Spock
Spock

Quan điểm: 'Tôi chọn không sinh con vì môi trường đã phải chịu đựng quá đủ rồi!'

Cuộc sống

Khi quyết định không sinh con vào năm 2008, suy nghĩ lúc đó của tôi đơn giản là: Tôi không thể cho một đứa bé nào ra đời khi Trái Đất đã quá nóng và quá đông đúc. Lúc đó tôi không biết có ai cũng nghĩ như tôi không. Nhưng trong thập kỷ trở lại đây, khi các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, ngày càng có nhiều người suy nghĩ về kế hoạch hóa sinh nở.

Lời tâm sự của tác giả Ash Sanders dường như có chung quan điểm với nhà hoạt động môi trường Blythe Pepino, người phát động BirthStrike, một phong trào truyền thông xã hội nhấn mạnh vào nhận thức của những người trẻ: Người ta nên có con hay không giữa cơn khủng hoảng khí hậu hiện tại?

neyiixob 400x400

Tác giả bài viết Ash Sanders

Khi tôi chào đời tại Bệnh viện Cottonwood thành phố Salt Lake, thuộc bang Utah, nơi người dân chủ yếu theo đạo Mormon (một giáo phái thành lập dựa trên nền tảng Thiên Chúa giáo, tôn trọng các giá trị bảo thủ) vào năm 1982, dân số thế giới vừa đạt 4,6 tỷ. Trước đó, năm 1968, hai tác giả Paul và Anne Ehrlich đã cảnh báo về một thảm họa thế giới vào cuối thập niên 70 trong cuốn sách The Population Boom nếu chính phủ không có bất kỳ biện pháp kế hoạch hóa dân số nào. Cũng trong năm đó, một nhóm hoạt động có tên Zero Poplulation Growth, chủ yếu kêu gọi mỗi người dân nên chỉ có 1-2 con để duy trì sự cân bằng giữa tài nguyên và nhu cầu con người.

Nhưng thảm họa mà Paul và Anne cảnh báo đã không xảy ra, và cha mẹ tôi, những người Mormon sùng đạo thì thở phào nhẹ nhõm. Với họ, kế hoạch hóa gia đình như một sự sỉ nhục vào lời răn dạy của Chúa, cũng như hệ thống tín ngưỡng của Mormon, khi các con chiên ở đây luôn được dạy rằng: Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất (Sách Sáng thế 1-10). Sự sục sôi của các phong trào kêu gọi hạn chế tốc độ gia tăng dân số hoàn toàn đứng ngoài luồng cộng đồng chúng tôi, còn tôi, một bé gái vẫn tiếp tục đắm chìm vào các bộ phim yêu thích của mình.

mormon family 6

Hình ảnh của một gia đình Mormon điển hình

Lần đầu tiên tôi nghe đến biến đổi khí hậu là tại Đại học Brigham Young, một trường được thành lập bởi các tín đồ Mormon và cũng là nơi tôi học đại học. Đó là những năm đầu thập niên 2000, thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về các tác động mà biến đổi khí hậu mang lại đến cuộc sống của con người, nếu không hành động ngay lúc này.

Hiệp ước Kyoto được ký kết, với mục tiêu hạn chế tăng mức nhiệt của Trái Đất dưới 2 độ C. Nhưng tại trường Brigham Young của chúng tôi, các sinh viên vẫn phải thường xuyên tham gia các buổi thuyết giảng của các mục sư. Thay vì tiệc tùng, “bay lắc” như nhiều người cùng tuổi, chúng tôi vẫn được dạy rằng, mục tiêu cao cả nhất của cuộc sống là kết hôn và mang thai trước khi tốt nghiệp.

1baby1

Mặc dù vẫn là một trinh nữ Mormon ngoan đạo, đi lễ nhà thờ hằng ngày, tôi vẫn thấy các buổi lễ như vậy là không dành cho tôi. Tôi muốn nói về những ý tưởng của mình, tìm hiểu về những vấn đề đang xảy ra trên thế giới Vì vậy, tôi đã bắt đầu các cuộc thảo luận hàng tuần, một nơi để những kẻ “lạc loài” như tôi có thể tụ tập, để được nói về cuộc chiến ở Iraq, quyền cho con bú mẹ ở nơi công cộng, và đặc biệt, sự biến đổi khí hậu.

Điều đó đã thay đổi toàn bộ cuộc đời tôi. Tôi lần đầu nhận thức được rằng, mình đã thải ra bao nhiêu carbon ra ngoài môi trường trong các hoạt động hàng ngày. Càng thực hành cắt giảm túi nilon từ những việc nhỏ như mua đồ ăn, đi siêu thị, tôi càng thấy sợ về lượng rác thải mình đưa vào môi trường. Thế rồi, có hai bí mật cứ lớn dần lên trong tôi. Tôi mất niềm tin vào tôn giáo của gia đình, những gì tôi được dạy là chủ nghĩa nhân học căn bản. Thứ hai, tôi không muốn có con.

child free women

Tôi không muốn đứa trẻ mà mình mang đến thế giới khiến thiên nhiên phải chịu đựng thêm nữa. Tôi không muốn con tôi là nguyên nhân khiến nhiều con vật phải chuyển đi nơi khác để nhường chỗ cho nó. Nhưng với một cô gái sùng đạo như tôi, sao tôi lại phải nghĩ đến những điều viển vông như vậy. Đáng ra, tôi phải nhìn vào đứa bé và coi nó như một tạo vật xinh đẹp của Chúa, một nhà truyền giáo tương lai. Đáng ra, tôi phải thấy vui vẻ. Nhưng thay vào đó tôi lại thấy buồn. Tức giận. Buồn nôn.

23thevaults1304a

Blythe Pepino (giữa), người đứng đầu phong trào kêu gọi không sinh con ở người trẻ để bảo vệ môi trường

Pepino, cũng như nhiều người ủng hộ phong trào của cô đều chọn không sinh con vì tác động tiêu cực có thể xảy đến với con họ. Họ không muốn con mình phải sinh ra trong một thế giới đầy bất trắc và đau đớn. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở chỗ đó. Thế giới ngoài kia luôn đầy đau thương vào bạo lực và điều này đã không thay đổi trong suốt chiều dài lịch sử. Khác biệt của ngày hôm nay là tác động của chúng ta lên các nhóm khác, đặc biệt là người nghèo và người da màu, mà cả động vật.

i chose not to have kids because im afraid for the planet

Nhà sinh vật học Colin Hickey cũng dành phần lớn thời gian của mình để suy nghĩ về những câu hỏi trên: Làm sao để biến thế giới này thành một nơi công bằng cho tất cả sinh vật đang sinh sống. Và Hickey tin rằng với tư cách là một trong số hàng trăm ngàn sinh vật đang cộng sinh để sống trên Trái Đất, điều cần làm không phải là hạn chế lượng carbon thải vào môi trường (một mục tiêu đã thất bại thảm hai trong hai thập kỷ qua) mà cần suy nghĩ lại về việc con người sinh sôi nhanh như thế nào. “Nếu tỉ lệ sinh chỉ ở mức 0.5 con/ gia đình, người ta sẽ giảm được 12 tấn khí thải nhà kính mỗi năm”, theo lời Hickey. “Sẽ còn một con đường rất dài để đạt đến mục tiêu đó, nhưng chúng ta sẽ làm được.”

Lời khẳng định của Hickey hay nhiều người cánh tả, luôn ủng hộ quyền phá thai cho phụ nữ đang thổi bùng lên một cuộc tranh luận. Sau tất cả, đặt gánh nặng của công cuộc kế hoạch hóa dân số lên vai phụ nữ phải chăng đang đi ngược lại với phong trào nữ quyền. Nhưng với nhà sinh vật học này, sẽ không có một cách nào khác để giữ mức nhiệt tăng trên toàn cầu dưới mức 1,5 độ C hiệu quả hơn để kìm hãm tốc độ sinh nở trên khắp thế giới.

women with no kids

Tất nhiên, việc thay đổi nhận thức của người dân là không hề dễ dàng. Chính vì thế, Hickey kêu gọi giới truyền thông phải là lực lượng đi đầu, xuất phát từ việc giảm tần suất phát sóng các thông điệp ủng hộ sinh nở không kế hoạch. Một số nhân vật có tư tưởng tiến bộ, lựa chọn không sinh con trên màn ảnh cũng phần nào tác động đến tư tưởng của khán giả theo dõi.

ke hoach hoa gia dinh 1

Không chỉ vậy, một hệ thống khuyến khích kế hoạch hóa dân số, như trợ cấp cao cho các gia đình chỉ sinh từ một đến hai con cũng là rất hữu ích. Để công tác kế hoạch hóa này hiệu quả mà vẫn không làm mất giá trị nhân văn, người làm chính sách cũng như người dân phải biết rằng, thế giới đã đang chịu quá nhiều áp lực từ quy mô dân số khổng lồ hiện tại, cũng như những tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái.

Nếu chúng ta muốn đầy lui viễn cảnh xấu nhất có thể xảy đến với Trái Đất này, chính con người phải hành động đầu tiên, bắt đầu với những cuộc đối thoại nghiêm túc về thứ mà những gì mà chúng ta vay của thiên nhiên, và cách ta hoàn trả chúng.

Theo: Buzzfeed
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.