• Về đầu trang
Trứng chim
Trứng chim

Tìm thấy những bức ảnh thất lạc từ thập niên 50 về sự phân biệt đối xử với người da đen

Cuộc sống

Miền Nam nước Mỹ vào những năm 1950 là thời điểm mà cộng đồng người da đen bị buộc phải sống cùng lúc hai cuộc đời. Xung quanh nhà, đám con nít vui đùa, dưới những cái nhìn đầy tự hào của ba mẹ chúng. Các gia đình cùng nhau chia sẻ những bữa ăn và câu chuyện, đi ngủ rồi thức dậy, một chu trình nhàm chán, tẻ nhạt nhưng rất yên bình. Tuy nhiên, khi đã rời khỏi nhà, rời khỏi khu Jim Crow, những gia đình người da đen này bị đối xử như tầng lớp thấp hơn, tầng lớp thứ hai. Họ bị phân biệt và khinh thường.

a

Vào năm 1956, nhiếp ảnh gia Gordon Parks đã bắt đầu một nhiệm vụ quyết liệt: ghi lại sự bất bình đẳng mà những gia đình ở Alabama phải ngày ngày đối mặt và chịu đựng. Ông đã tổng hợp các hình ảnh thành một bài tiểu luận ảnh với tựa đề Segregation Story (Câu chuyện về sự phân biệt) được đăng trên tạp chí Life, với hy vọng rằng những tài liệu về sự phân biệt đối xử này sẽ làm lay động trái tim và tâm hồn cộng đồng người Mỹ, thúc đẩy một sự thay đổi cho hiện tại và mai sau.

a1

Nhiếp ảnh gia Gordon Parks

Những tưởng các bức ảnh đã bị thất lạc hàng thập kỉ thì nay chúng lại được tìm thấy bởi Tổ chức The Gordon Parks dưới dạng phim, rất nhiều trong số chúng chưa từng được công bố trước đây. Những bức ảnh này hiện đang được trưng bày tại Salon 94 Freemans tại New York.

Parks sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Fort Scott, Kansas vào năm 1912. Ông là con út trong gia đình 15 người con. Ông theo học tại một trường tiểu học tách biệt, nơi mà các học sinh da đen không được phép chơi thể thao và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Một trong những giáo viên của ông đã khuyên các học sinh da đen không nên phí tiền vào đại học vì dù sao họ cũng sẽ trở thành “người giúp việc hoặc khuân vác” mà thôi. Sau này, ông được trao 50 Giải thưởng Danh dự trong suốt sự nghiệp của mình. Và ông đã dành riêng cho vị giáo viên này một trong số đó.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Parks đã làm một chuỗi những công việc không liên quan đến nhau: một cầu thủ bóng rổ bán chuyên nghiệp, một người phục vụ bàn, và một người chơi piano tại nhà chứa. Ông mua chiếc máy ảnh đầu tiên của mình từ một tiệm cầm đồ và bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc chụp ảnh chân dung cho những người phụ nữ người Mỹ gốc Phi.

a2

Năm 1941, Parks bắt đầu chụp ảnh cho Farm Security Administration dưới thời Roy Striker, tiếp bước những nhiếp ảnh gia vĩ đại lúc bấy giờ như Jack Delano, Dorothea Lange và Arthur Rothstein.

“Theo tôi, máy ảnh có thể trở thành một vũ khí chống lại sự đói nghèo, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và tất cả những điều sai trái của xã hội. Vì vậy, máy ảnh chính là thứ tôi phải có.”

Năm 1948, Parks làm việc cho tạp chí Life, một tạp chí mà độc giả chủ yếu là người da trắng. Đây cũng là thời kì ông cho ra những bức ảnh để đời, những bức ảnh chân thật nhất về cuộc sống đen tối của cộng đồng người da đen.

Qua ống kính của Parks, người da đen trở thành một “sự vật”. Lúc này đây, những độc giả da trắng sẽ không còn cái nhìn phiến diện và phân biệt với họ nữa.

Segregation Story có thể xem như một bản tuyên ngôn dân quyền. Thoạt nhìn, những bức ảnh màu hồng của Parks chỉ đơn giản là về cuộc sống ở một thị trấn nhỏ bình dị, không hề có sự hiện diện của bạo lực, phản kháng hay nổi loạn. Chỉ có bức ảnh người một người cha đang mua kem cho hai đứa con của mình. Bức ảnh chỉ bình thường cho đến khi chúng ta nhận ra biển chỉ dẫn dành cho “người da màu” phía trên.

Khi tôi đến Minnesota và Chicago, đặc biệt là Minnesota, không có sự phân biệt ở đó, còn ở Chicago thì thật sự việc này rất hiếm khi xảy ra, ít nhất là so với những nơi tôi có thể đến với khả năng của mình. Đó là khi bạn nói về cả thành phố, còn những chi tiết trong thành phố, phải tiếp xúc bạn mới có thể biết rõ được. Tôi đã từng mua thức ăn cho con trai mình và đột nhiên người bán hàng nói rằng “Chúng tôi không phục vụ người da đen”. Thậm chí họ còn gọi chúng tôi là “mọi đen”. Tôi còn từng nghe những câu tương tự như “Mày không được tham dự chương trình về hình ảnh này” hay “Chúng tôi không thể bán chiếc áo khoác đó cho ông”. Tôi thậm chí còn chưa hỏi mua họ đã khẳng định rằng sẽ không bán cho tôi. Bạn thấy không, cái sự phân biệt này ở khắp mọi nơi! Tôi quay trở lại trong giận dữ để lấy máy ảnh của mình và khi được hỏi “Để làm gì?” tôi nói mình muốn phơi bày những góc khuất này, những sự phân biệt đối xử với máy ảnh của tôi.

a3

Parks đã khắc họa từng chi tiết nhỏ nhất trong đời sống hằng ngày của ba gia đình Thornton, Causey và Tanner một cách vô cùng chân thực và gần gũi. Bằng ống kính của mình, ông ghi lại sự tương phản rõ nét giữa ngôi nhà, nơi mà cha mẹ ngồi tự hào trong tấm hình cưới của họ, và thế giới ngoài kia, nơi mà họ bị loại trừ, tách biệt và áp bức chỉ vì màu da của mình.

Trong bức ảnh phía trên, Joanne Wilson cùng cháu gái của mình đang trải qua một ngày hè đượm mùi bỏng ngô từ cửa hàng gần đó. Trên cánh cửa, bảng hiệu “lối vào dành cho người da màu” được treo lủng lẳng. Khi trả lời trên tờ The New York Times, bà Wilson nhớ lại: “Tôi đã không đi vào đó. Tôi không muốn dẫn cháu mình đi vào từ cửa sau. Nó rất muốn mua bỏng ngô vì đã ngửi thấy mùi hương đó. Và tất cả những gì trong đầu tôi lúc đó đều là tôi có thể đi đâu để mua món này.”

Những khoảnh khắc tĩnh lặng nhưng cũng đủ tàn bạo đã giúp Parks khiến những người Mỹ đồng cảm về việc này. Khi tạp chí Life công khai bài viết này, “nó đã tạo ra một cơn bão lửa ở Alabama”. Những bức ảnh tuyệt vời này đã góp phần xóa bỏ một thời kì kinh hoàng trong lịch sử Hoa Kì đồng thời cũng khích động các phong trào phản đối phân biệt đối xử.

Hơn 60 năm sau, những bức ảnh của Parks dường như đang sống lại. Mặc dù, với tư cách là một quốc gia, tập trung vào những tiến bộ đạt được về sự phân biệt đối xử mới là điều trọng yếu, nhưng những khoảnh khắc đương thời như những gì xảy ra ở Ferguson, Missouri, Baltimore, Maryland và Charleston, South Carolina lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác.

Nhiều nhiếp ảnh gia sau này đã tiếp nối theo bước chân Parks. Họ chiếu sáng những gương mặt vô hình, cho mọi người một cơ hội lên tiếng về những gì đã giữ im lặng suốt bấy lâu. LaToya Ruby Frazier cũng là một nhiếp ảnh gia như thế. Cô đã nhận được giải thưởng MacArthur “Genius Grant” với những bức ảnh về cuộc sống của những gia đình trên chính quê hương của mình tại Braddock, Pennsylvania. Khi ngành công nghiệp thép sụp đổ, cuộc sống nơi đây cũng sụp đổ theo.

Đối với Frazier, chiếc máy ảnh cũng chính là một vũ khí hiệu quả khi những thay đổi gần như là không thể, và mọi thứ đang vượt khỏi tầm kiểm soát.

“Tôi cảm thấy mạnh mẽ khi mình có thể giúp mọi người có những cái nhìn mạnh mẽ về cuộc khủng hoảng… điều này sẽ giúp tôi đối phó với sự mất mát, với những khó khăn và những nỗi đau. Nó cũng sẽ là một tài liệu về nhân loại, một kho lưu trữ, một bằng chứng về sự bất công, về cả những gì mà tầng lớp lao động đã phải chịu đựng."

a4

a5

a6

a7

a9

a8

Theo: Huffpost
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.