• Về đầu trang
Hieu Duong
Hieu Duong

12 điều 'lạ lùng lắm luôn' về Nhật Bản trong mắt người phương Tây cư trú ở đất nước này

Độc lạ

Chúng ta thường tìm hiểu về những đất nước khác qua phim ảnh, các chương trình truyền hình, những bức ảnh hay những cuốn sách. Tuy nhiên, không thể hiểu rõ về một nền văn hóa khi chưa thực sự sống trong nó.

Dưới đây là 12 điều lạ lùng của đất nước Nhật Bản dựa trên chia sẻ của những người phương Tây đã chuyển đến sinh sống tại đất nước này.

1. Phụ nữ Nhật Bản thường xuyên cạo lông ở mặt và cánh tay

Khi đến Nhật, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết phụ nữ đều cạo sạch lông tay của mình. Họ xem việc để lông tay mọc tự nhiên là điều không thích hợp và những người chuyển đến đây sống đều phải làm quen với điều này.

12-dieu-ki-la-o-nhat-ban

Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ còn “dọn dẹp” cả lông trên mặt họ, bao gồm vùng má và trán. Tuy nhiên, mức độ thường xuyên của mỗi phụ nữ lại khá khác nhau: vài người làm một lần mỗi tháng trong khi một số người khác lại tự cạo hàng ngày ngay tại nhà. Những loại dao cạo phục vụ cho nhu cầu tự cạo lông tại nhà dễ dàng được tìm mua ở những cửa hàng địa phương.

Còn đối với những người không muốn tự làm ở nhà, họ sẽ tìm đến những viện thẩm mỹ. Các dịch vụ cạo lông ở Nhật rất phát triển, thậm chí họ còn có dịch vụ tẩy lông toàn cơ thể (dĩ nhiên ngoài trừ lông mày, lông mi và tóc).

Đặc biệt vào mùa hè, các viện làm đẹp tích cực quảng bá các dịch vụ của họ với nhiều chiêu trò truyền thông hay các đợt khuyến mãi.

12-dieu-ki-la-o-nhat-ban

Không chỉ phụ nữ, đàn ông Nhật cũng thường xuyên làm đẹp như thế. Với đàn ông, họ thường chọn “dọn cỏ” ở các viện thẩm mỹ để không phải tự cạo lông mỗi sáng. Cánh mày râu cũng tỉa lông mày và chăm chút cho bề ngoài của mình hệt như phụ nữ. Đừng ngạc nhiên khi nhìn thấy một người đàn ông dùng kem nền khi ở Nhật Bản!

2. Những “ngôi nhà” bằng bìa các-tông của người vô gia cư

Không phải người Nhật nào cũng có đủ khả năng chi trả cho một căn hộ vì nó quá đắt đỏ. Đây là lí do tại sao có rất nhiều người vô gia cư ở Nhật. Nhiều người vô gia cư đã phải dùng những chiếc hộp các-tông để tạo nên một “ngôi nhà” hay túp lều tạm bợ bên đường. Bạn cũng có thể bắt gặp những chiếc lều như ảnh bên dưới ở những khu trung tâm.

2

Nhưng tất nhiên những “ngôi nhà” kiểu này đều bất tiện, thậm chí còn không thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cơ bản nên tất cả những người vô gia cư sống như vậy đều phải dùng nhà vệ sinh công cộng miễn phí.

2 1

3. Nhật Bản là một trong những quốc gia có chính sách thuê nhà nghiêm ngặt nhất trên thế giới

Những căn hộ cho thuê thường đi kèm với những điều luật khắt khe. Một vài ví dụ rất điển hình sau đây sẽ khiến bạn khá “khó thở” đấy! Nếu bạn thuê một căn hộ dành cho một người thì bạn tuyệt đối không được ở chung với bất cứ ai khác, dù là vợ chồng cũng không có ngoại lệ.

Một vài nơi chỉ cho phụ nữ thuê. Ở những khu gần trường học, các chủ nhà sẽ không cho phép bạn chơi nhạc cụ khi ở nhà. Cực đoan hơn, một vài chủ nhà rất miễn cưỡng và khó nhằn khi cho người ngoại quốc thuê nhà, dù họ đã có việc làm và sẽ định cư lâu dài ở Nhật.

Thêm một điều nữa, rất hiếm chủ nhà cho phép nuôi thú cưng ở trong căn hộ của họ hoặc nếu có, họ sẽ yêu cầu bạn trả gấp đôi tiền nhà. Thú cưng ở Nhật được bán với giá rất cao, điển hình như giá của một chú cho Pug có thể lên đến 23 triệu đồng.

4. Nhật Bản có nhiều dịch vụ chuyển nhà đặc biệt

4 1

Ở đây có nhiều dịch vụ giúp thu dọn và vận chuyển toàn bộ đồ đạc của bạn. Trước tiên, công ti vận chuyển sẽ liên hệ với hàng xóm của bạn để xin lỗi về những sự bất tiện sắp tới như tiếng ồn và những chiếc xe tải lớn,...

Đi kèm với lời xin lỗi thường là một hộp socola hoặc giấy ăn. Sau đó, sẽ có người đến đóng gói tất cả mọi thứ như nội thất, các thiết bị,... và cả những thứ dễ vỡ.

Nếu cần, họ cũng sẽ giúp bạn bỏ đi những thứ bạn không cần nữa và có thể giúp bạn mua đồ mới để thay thế chúng. Trước khi đồ đạc trong nhà được chuyển đi, tất cả các bức tường sẽ được che chắn bởi những tấm lót chuyên dụng.

4 2

5. Người Nhật thường bắt đầu đi làm trước khi tốt nghiệp 1 năm

Các sinh viên thường chỉ có vài tháng để thực hiện đồ án tốt nghiệp. Nhưng những sinh viên Nhật lại có khoảng 6 tháng để hoàn thành chúng bởi vì hầu hết họ đã có việc làm và không phải tốn thời gian “rải đơn xin việc” vào thời điểm chuẩn bị tốt nghiệp nữa.

Họ thường tìm việc vào khoảng tháng 3 đến tháng 4, 1 năm trước khi tốt nghiệp nên đây mới chính là giai đoạn “săn việc” của sinh viên Nhật. Họ cứ gửi hồ sơ xin việc của mình từ khoảng năm hai đến khi được nhận.

Đối với những sinh viên bỏ lỡ cơ hội của các công ty lớn vào mùa xuân, họ sẽ bắt đầu tìm đến những công ti trung bình và nhỏ vào mùa hè hay mùa thu. Một điểm thú vị là các công ty ở Nhật sẽ đánh trượt những người nhuộm tóc (dù bạn là nam hay nữ) và những người để râu.

5

6. Nhật Bản ban hành luật buộc người lao động phải nghỉ làm

Người Nhật nổi tiếng vì sự chăm chỉ của họ. Bằng chứng rõ rệt là hầu như họ chỉ nghỉ ngơi vào chủ nhật và thường xuyên làm thêm ngoài giờ.

Còn những công ty không trả lương cho việc làm thêm giờ thì họ cũng không ra về sớm hơn thời gian qui định. Theo luật định, mỗi nhân viên đều có 10 ngày nghỉ (bao gồm cả ngày nghỉ ốm). Số ngày nghỉ sẽ được tăng thêm dựa vào số năm kinh nghiệm làm việc của nhân viên đó (thường chỉ dao động khoảng 1-2 ngày).

6

Tuy nhiên, sự cần mẫn quá mức khiến tình trạng căng thẳng, thậm chí trầm cảm của người Nhật ngày càng tăng. Để cải thiện tình hình, vào ngày 1 tháng 4 vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã ban hành điều luật mới nhằm khuyến khích công dân của họ nghỉ ngơi.

Điều luật mới bao gồm một số qui định sau:

Mỗi người buộc phải nghỉ phép ít nhất 5 ngày mỗi năm;

Không ai được làm thêm giờ quá 45 giờ/tháng (nếu vượt quá thì công ti sẽ bị phạt);

Tất cả nhân viên sẽ không được phép làm việc sau 10 giờ đêm và trước 5 giờ sáng hoặc không họ sẽ phải khám sức khỏe bắt buộc 2 lần/năm (thay vì 1 lần như trước đó) và công ti sẽ phải chi trả cho việc này.

Bên cạnh việc ban hành những điều luật như trên, chính phủ cũng nỗ lực đưa ra các biện pháp để giảm thiểu số lượng người tự tử do áp lực công việc.

7. Yêu những điều dễ thương để giải tỏa căng thẳng

7

Có lẽ tính cuồng làm việc của cư dân Nhật Bản đã vô tình khiến đất nước của họ tạo ra vô vàn thứ đáng yêu, có thể là mĩ phẩm, quần áo,...

Để giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc áp lực, nhiều người thường chọn cách tụ tập với bạn bè. Trong khi đó, nhiều phụ nữ Nhật lại thích đến những cửa hàng và mua những điều dễ thương. Bởi nhu cầu ngày càng cao, những điều dễ thương được đa dạng hóa: từ vật chất đến tinh thần.

Điển hình như quầy bán hàng trong ảnh. Những người mua hàng sẽ nhận lại tiền thừa từ một nhân viên đặc biệt - chú chó Shiba. Người thu ngân đặc biệt này thường được khách hàng boa luôn vì quá đáng yêu và khiến họ cảm thấy vui vẻ.

8. Không thể kể hết những điều luật mà bạn buộc phải tuân theo khi ở Nhật Bản

Không phải vô cớ mà người Nhật có tính kỉ luật rất cao, môi trường sống của họ vốn đã có rất nhiều qui tắc.

Một vài ví dụ điển hình có thể kể đến: Hầu như những người đi làm, đặc biệt là nhân viên nam, đều mang theo một chiếc túi lớn dù nó... trống không bởi mọi người sẽ đánh giá bạn không đủ nghiêm túc với công việc. Không được phép mang giày khi ở trong nhà dù bạn chỉ đang thử 1 đôi giày mới mua vì từ lâu đời, người Nhật tin rằng chỉ người chết mới đi giày trong nhà thôi.

Cùng lí do đó, việc cắm đũa vào bát cơm hay đĩa thức ăn bị nghiêm cấm vì chúng chẳng khác nào mâm cơm cúng người đã khuất.

9. Hệ thống y tế Nhật Bản có nhiều bất tiện

Hệ thống y tế của Nhật Bản gây khá nhiều khó khăn cho những ngoại quốc đang sinh sống ở đây. Những điều bất tiện dễ nhận thấy của dịch vụ y tế ở Nhật Bản:

Thời gian làm việc của các bệnh viện thường trùng với thời gian hành chính cho nên người công dân phải xin nghỉ phép;

Các bệnh viện không hoạt động vào cuối tuần và ngày lễ;

Bác sĩ thường xuyên kê rất nhiều thuốc, thường từ 5 đến 6 loại, để chữa tất cả những triệu chứng.

Những người ở Nhật đều có một cuốn sổ y tế nhỏ về những thứ thuốc họ được kê.

Có nhiều trường hợp những người ngoại quốc bị phân biệt đối xử ở bệnh viện. Những lí do cho việc từ chối vô cớ này thường chung qui là chỉ có người Nhật mới được chữa trị ở các bệnh viện này (dù chẳng có qui định nào như vậy). Tình trạng không mấy vui vẻ này thường xảy ra với những người không giỏi tiếng Nhật.

9

Tuy nhiên, hệ thống y tế ở đây vẫn có những ưu điểm đáng được ghi nhận. Bảo hiểm y tế bắt buộc thường dao động trong khoảng 200-300$ (khoảng 4 triệu rưỡi đến 7 triệu VND) nhưng nó bao gồm 70% chi phí thăm khám và thuốc thang.

Tuy nhiên, nhiều công ty ở Nhật được gửi những tủ thuốc các bệnh thông thường (như ảnh bên trên). Khi nhân viên dùng hết thì công ty sẽ đặt mua những tủ khác.

Thêm nữa, trong những trường hợp khẩn cấp, xe cấp cứu đến rất nhanh và cứu chữa cho bệnh nhận tận tình dù bạn có là người Nhật hay không, và nếu bạn có bảo hiểm thì sẽ không phải tốn bất cứ chi phí nào.

10. Đường phố vẫn sạch dù không có bất kì chiếc thùng rác nào

Các loại rác khác nhau sẽ được thu dọn vào những ngày được chỉ định. Ví dụ như người ta sẽ chỉ thu dọn rác thải thực phẩm 2 lần mỗi tuần. Những túi rác sẽ được tập kết tại những địa điểm nhất định và đặt bên trong một chiếc lưới đặc biệt.

10

Sẽ rất khó để bắt gặp những chiếc thùng rác trên đường phố bởi người Nhật cho rằng dù gì chúng ta cũng đã trả phí thu rác ở nhà nên chẳng có lí do gì để vứt rác bên ngoài cả.

Đó cũng là lí do vì sao người Nhật có thói quen thu dọn rác, kể cả những mảnh nhỏ nhất và đem chúng về nhà để... vứt. Một vài trường mầm non còn gửi lại số tã của bọn trẻ cho mẹ của chúng.

11. Người Nhật dùng khẩu trang kể cả khi không bị cảm lạnh

Ngày nay, công dụng của những chiếc khẩu trang không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ con người khỏi bệnh cảm và các dịch cúm. Thỉnh thoảng các cô gái dùng khẩu trang khi họ không kịp trang điểm trước khi ra đường.

Một số người Nhật đeo chúng thường xuyên như một cách lẩn trốn thế giới hay đơn giản chỉ là họ không muốn nói chuyện với người khác.

Cư dân của đất nước hoa anh đào cũng thường xuyên bị đánh giá là khó gần hay quá lạnh lùng bởi bề ngoài và tập quán không tiết lộ tên của mình. Một minh chứng chính là việc Starbucks ở Nhật đã phải từ bỏ việc viết tên khách hàng lên cốc dù đó là điều đặc trưng của hãng.

11

Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên những chiếc khẩu trang được đa dạng hóa. Ở Nhật, bạn dễ dàng mua được một chiếc có kiểu con mèo hay hình ảnh nhân vật anime yêu thích của bạn.

12. Bãi đỗ xe 2 tầng để tận dụng không gian một cách tối đa

Những bãi đỗ xe kiểu này thường gồm hệ thống điều khiển đặc biệt để nâng một chiếc xe lên trên và hệ thống thoát nước để cả hai tầng đều sẽ không rơi vào tình trạng úng nước khi trời mưa.

Lợi ích của những gara xe đặc biệt này không chỉ dừng lại ở việc tiết kiệm diện tích đất (vốn đã đắt đỏ ở Nhật Bản) mà còn giảm tình trạng xe bị mất cắp.

Khuyết điểm lớn nhất của phát minh thông thái này chính là khá nhiều chiếc xế hộp có kích thước to và như vậy thì chúng sẽ không thể đậu vào đúng chỗ được.

12

12 điều trên không phải là tất cả những điều đặc trưng về văn hóa và con người Nhật Bản. Tuy nhiên, với con mắt của những người khác màu da, Lost Bird hi vọng đã mang đến những góc nhìn mới mẻ hơn về đất nước mặt trời mọc.

Theo: Bright Side
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.