• Về đầu trang
Spock
Spock

'Nhân thú' đã được các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra

Độc lạ

Bạn nghĩ sao về viễn cảnh tồn tại những sinh vật mang cả đặc điểm giữa người và thú hay gọi khác - nhân thú? Với nhiều người, điều này có thể thật đáng ghê tởm vì nó là đi ngược lại với quy luật của tạo hóa và tiêu chuẩn đạo đức. Thế nhưng tại Nhật Bản, những sinh vật kiểu "Chimera" hay Minotaur như trên lại đang được xem như bước tiến quan trọng của khoa học, mang đến hi vọng sống cho hàng triệu người đang chờ ghép tạng.

chimera by willowwisp

Tranh minh họa quái vật Chimera với ba đầu (sư tử, dê, rồng) và đuôi rắn

Theo thông tin đăng tải trên tạp chí Nature, hiện chính phủ đã nước này đã cho phép một thí nghiệm lai tạo các sinh vật giữa người và thú của nhà nghiên cứu Hiromitsu Nakauchi đến từ Đại học Kyoto và các cộng sự từ đại học Stanford (Mỹ).

f2 large

Nhà nghiên cứu Hiromitsu Nakauchi - người đứng đằng sau công trình gây tranh cãi kể trên

Theo đó, các tế bào của người sẽ được cấy một vào phôi động vật và rồi sẽ đưa phôi này vào trong cơ thể một con vật mẹ. Trong giai đoạn đầu tiên, việc thử nghiệm vẫn chỉ được tiến hành trên chuột. Mục đích của nhóm nghiên cứu được cho là để tạo ra các sinh vật có mang nội tạng giống với con người. Nguồn tạng lấy từ những sinh vật này sau đó sẽ được dùng để cấy ghép trên người thật.

Cho đến tháng 3 năm nay, nước Nhật vẫn chưa cho phép việc phối giống và lai tạo các "Chimera" như được ghi trong báo cáo. Thế nhưng, Bộ Khoa học nước này hiện đã cho thay đổi các điều luật để hợp pháp hóa các nghiên cứu trên.

npr may16 chimera final wide 14b34b26ff94b46a4eeb89217aa71de50c8c6551 s800 c85

Liệu có khả năng sẽ tồn tại một sinh vật lai giữa người và lợn trong tương lai?

Đối lập với thái độ của các nhà chức trách, thí nghiệm của Nakauchi lại vấp phải ý kiến chỉ trích từ người trong giới. Từ trước đến nay, chưa một quốc gia nào cho phép thực hiện các nghiên cứu tương tự. Nhiều người cho rằng, điều này là đi quá xa các giới hạn đạo đức, như phẫu thuật ghép đầu người gây tranh cãi vào năm ngoái.

Trước ý kiến từ cộng đồng, nhà nghiên cứu tế bào gốc Nakauchi đã phải giải thích lại, rằng truyền thông đang khiến người ta hiểu sai về công việc của mình. Thực tế, ông mới chỉ bắt đầu thử nghiệm trên chuột và sau đó là lợn. Thời gian để phôi phát triển trong cơ thể của lợn là 70 ngày, còn chuột là 15. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để nội tạng các con vật phát triển hoàn toàn.

piggs xlarge trans nvbqzqnjv4bqg58yuxr8ukyst7gpeoakl5cxqg6z akfo26bubb5njk

Lợn được cho là loài động vật lý tưởng cho nghiên cứu này, bởi sự tương đồng sinh học giữa chúng và người

Lý do chính khiến các nhà khoa học hoài nghi nỗ lực của nhà nghiên cứu Nhật Bản này là sự khác biệt quá lớn giữa các loài. Để thuyết phục những người trong ngành, Nakauchi khẳng định rằng, mấu chốt của thành công nằm ở tế bào iPS - tế bào gốc đa năng trong cơ thể con người. Các tế bào iPS có thể được tạo ra từ các tế bào trưởng thành trên các mô của cơ thể, không cần sử dụng đối phôi và có thể tương thích với người bệnh – mỗi người có thể có dòng tế bào gốc đa tiềm năng của riêng họ

combination of crispr cas9 and pluripotent stem cells to provide human organs from

Minh họa ứng dụng công nghệ iPS trong thí nghiệm, trong đó, tế bào của người bệnh được trích xuất và đưa vào phôi sinh học. Phôi này sau đó sẽ được đưa vào cơ thể một con lợn cái, và từ con vật này sẽ cho ra những con lợn con có nội tạng mang đặc điểm sinh học tương thích với người bệnh

Ngay từ năm 2017, nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng tế bào iPS từ những con chuột bị hỏng tuyến tụy. Sau thử nghiệm trên, người ta phát hiện cơ thể các con vật từng tham gia thí nghiệm có thể tự phát triển các tế bào tuyến tụy cũng như kiểm soát lượng đường huyết trong máu.

Hiện tại, đây đang trở thành chủ đề nóng nhất giới khoa học gene vì các vấn đề đạo đức. Ông Peter Dabrock, Chủ tịch Hội đồng Đạo đức Đức, đã nói với tờ WELT rằng thí nghiệm trên là "phục vụ cho các mục đích khoa học cao cả hơn, khi cho phép việc cấy ghép tạng được diễn ra mà không phải chờ nguồn tạng từ bên ngoài. Nếu những thí nghiệm như vậy được cho phép ở Đức các nhà làm luật cần tính đến phương án ban hành đạo luật bảo vệ quyền động vật cho các con thú mang phôi lai tạo", Dabrock nói.

default 1564484393 cover image 1

Lai giữa người và vật dấy lên nhiều mối lo ngại về các vấn đề đạo đức và nỗi lo lạm dụng động vật

Giáo sư Luật và thành viên của Hội đồng đạo đức Jochen Taupitz từ Đại học Mannheim cũng cho rằng thí nghiệm nói trên là khả thi, xét về mặt pháp lý: "Đạo luật bảo vệ phôi hiện tại không cấm việc cho hình thành các phôi thai lai tạo thế này. Tôi cũng không thấy bất kỳ vấn đề đạo đức nào trong việc nhân giống các bộ phận cơ thể người ở động vật." Thế nhưng, ông này cũng lưu ý thêm rằng, người ta cũng cần có biện pháp bảo vệ những con vật mang và cho phôi để tránh bị lạm dụng và bạo hành sau này.

Theo: WELT
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.