• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Những phi vụ khó tin của kẻ giả làm hoàng tử Ả Rập suốt 27 năm, lừa gạt hàng chục triệu USD

Độc lạ

Người đàn ông này tên là Anthony Gignac, anh ta không xuất thân từ gia đình giàu có, cũng không phải con cháu dòng dõi cao quý nào, anh ta sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Colombia, sau lại bị gửi vào cô nhi viện, sau một thời gian trôi nổi, anh ta được một cặp vợ chồng Mỹ bình thường nhận nuôi.

Có lẽ là vì quá tự ti với quá khứ của mình, trong những năm tháng đi học ở Mỹ, Anthony đã tập tính nói dối, từ việc trong nhà có một quán bar lớn cho tới việc cha mẹ mình là một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng, theo tuổi tác tăng trưởng, tầm mắt rộng hơn, những lời nói dối của Anthony cũng ngày càng bay cao hơn xa hơn.

4

Những lời nói dối này rất dễ bị phanh phui, cứ thế mãi, khiến quan hệ giữa anh ta và cha mẹ nuôi ngày càng không tốt, cuối cùng vào năm 1988, cha mẹ nuôi của Anthony ngưng hẳn quyền giám hộ với anh ta. Thế nhưng không có người quản lý, Anthony lại càng nói dối quá đáng hơn.

Năm 1991, Anthony vô tình phát hiện mình có thể giả làm một hoàng tử Ả Rập để đi lừa tiền, bởi vì bản thân hoàng tử Ả Rập đã có tới tận mấy nghìn người, quần áo và trang sức họ mặc đều gần gần giống nhau. Nếu đặt thêm một cái tên đúng chuẩn Ả Rập nữa thì chẳng mấy người thường có thể phân biệt được đâu là thật đâu là giả.

Suy nghĩ này vừa nảy lên trong đầu, Anthony đã tự lập ngay một kế hoạch nghe có vẻ rất khá thi và thực tế anh ta đã lừa được không ít kẻ. Đầu tiên anh ta đặt cho mình cái tên giả là Khalid bin al-Saud.

0

Tháng 7 năm 1991, anh ta đến khách sạn Beverly Wilshire – một khách sạn năm sao nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ, và dùng thân phận là hoàng tử Ả Rập để đăng ký nghỉ lại. Một điều xem như may mắn là khách sạn này vốn dĩ thường xuyên tiếp đãi các chính khách và các thành viên hoàng thất đến từ Ả Rập, nên các nhân viên không hề nghi ngờ.

Tiếp đó Anthony lại dùng thân phận hoàng tử đi mua sắm ở các cửa hàng cao cấp, khi tới khâu trả tiền, Anthony đều tự tin nói rằng cứ ghi vào sổ nợ của hoàng thất Ả Rập...

Cách nói năng và thái độ vô cùng tự tin của anh ta làm các nhân viên cửa hàng tin sái cổ, không dám hỏi thêm gì, cứ thế anh ta điên cuồng mua sắm rồi lại quay về khách sạn tiếp tục ăn chơi.

Tổng cộng anh ta ở lại khách sạn 4 ngày, tiền phòng và phí phục vụ cũng như ăn chơi của anh ta lên đến con số 3488 USD, ngoài ra anh ta còn bỏ ra 7500 USD để thuê xe hạng sang và lái xe. Cộng thêm tiền mua đồ từ các cửa hàng xa xỉ đều được anh ta trả bằng ghi sổ nợ hoàng thất Ả Rập.

2

Ngay khi đã ăn chơi và tiêu xài thoả mãn, anh ta nhanh chóng biến mất khỏi khách sạn. Lúc này, nhân viên khách sạn và nhân viên các cửa hàng cao cấp mới phát hiện Anthony là một tên lừa gạt, họ nhanh chóng báo cảnh sát và Anthony ngay lập tức bị bắt.

Làm giả thân phận và lừa tiền, chỉ hai tội danh này đủ để Anthony vào tù 5 năm, tuy nhiên trước khi lên toà án, Anthony đã biến mất không để lại chút dấu vết.

Tuy lần giả trang này thất bại, nhưng cuộc sống xa hoa trong thời gian này đã che mờ mắt Anthony, vừa chạy trốn không bao lâu, anh ta lại tiếp tục giả làm thành viên hoàng thất Ả Rập, chỉ đổi tên và đổi địa điểm khác.

1

Năm 1993, Anthony lần này lấy một cái tên mới xuất hiện ở Miami, Florida.

Lần này cũng như lần trước, anh ta vào ở trong khách sạn danh tiếng Grand Gold, nơi Michael Jackson và Nữ hoàng Elizabeth cùng nhiều người nổi tiếng khác từng ở. Trong thời gian này, anh ta tiếp tục tiêu tiền như nước và đã tiêu tốn khoảng 27.000 USD, hành vi tiêu xài này đã bị vài kẻ bắt cóc theo dõi.

Vào cuối năm Anthony bị hai người đàn ông xa lạ xông vào phòng và đánh một trận, khách sạn lập tức báo án, cảnh sát sau khi nhận được báo án rằng một hoàng tử Ả Rập bị tấn công, thì liên lạc với đại sứ quán ngay, nhưng đại sứ quán tỏ ra khá bất ngờ và phủ nhận thân phận của Anthony.

3

Lại một lần nữa Anthony bị bắt vì tội lừa đảo, trước khi ra toà, Anthony kịp kết bạn với một luật sư, và làm vị luật sư này tin vào thân phận hoàng tử Ả Rập của mình. Luật sư nhanh chóng nộp tiền bảo lãnh và giúp Anthony thoát tội.

Hai lần bị bắt chưa làm Anthony từ bỏ con đường lừa gạt. Sau khi được thả ra, Anthony đi đến một văn phòng của công ty American Express ở Florida, mượn danh hoàng tử Ả Rập và công bố mình bị trộm mất thẻ tín dụng, yêu cầu họ cho mình làm một tấm thẻ bạch kim (hạn mức chi tiêu lên đến 200 triệu USD).

13

Khi được hỏi tên, Anthony khai một cái tên hoàng tử thật, nhưng khi được hỏi ngày sinh, Anthony lại ấp úng, điều này làm nhân viên nghi ngờ, vừa thấy tình hình không ổn, Anthony lập tức quát to, tạo áp lực với nhân viên, cuối cùng nhân viên phải làm cho anh ta một thẻ bạch kim.

Có cái thẻ tín dụng kếch xù này, Anthony lại tiếp tục vung tiền mua những món đồ xa xỉ, tiêu tốn hơn gần 50.000 USD. Vả lại trong lúc này anh ta vẫn tiếp tục dùng thân phận hoàng tử Ả Rập đi lừa gạt mọi người.

Năm 1996, lần thứ 3 Anthony bị cảnh sát bắt giữ, nhưng lần này anh ta lại thuyết phục được một thẩm phán làm bảo lãnh cho mình.

Chỉ trong vòng mấy năm ngắn ngủi, bị bắt hết 3 lần, Anthony bắt đầu lên kế hoạch cụ thể và kín đáo hơn.

12

Lần này Anthony đi tới Michigan. Ở đây, anh ta lại tiếp tục giả làm hoàng tử Ả Rập và lừa gạt, nhưng chẳng bao lâu sau, tháng 6 năm 1997, gã bị bắt vì tội làm giả thân phận và lừa gạt, lần này bị phán 4 năm tù có thời hạn.

Anthony bị bắt thật và ở trong tù tới tháng 9 năm 1988. Vì biểu hiện tốt, Anthony được tạm tha, nên trong thời gian thi hành án còn lại, anh ta không cần ở trong tù nữa.

Khi về lại với thành phố phồn hoa, tên lừa đảo lại không nhịn được thói quen cũ, năm 2002, vẫn còn trong thời gian tạm tha, anh ta dùng danh nghĩ hoàng tử Ả Rập, quét thẻ tín dụng dùng hơn 25.000 USD để mua sắm và ở khách sạn xa hoa, tiếp theo bỏ một số tiền lớn mua đồng hồ hiệu trị giá hơn 4000 USD.

8

Vung tiền như rác làm Anthony nhanh chóng bị cảnh sát chú ý tới và năm 2004, gã lại bị bắt vào tù và ở đây cho tới năm 2006, sau thời gian giam giữ thì còn đến 3 năm án treo, nên mãi đến năm 2009, Anthony mới xem như được trả tự do hoàn toàn.

Người đàn ông này đã bị bắt tổng cộng 5 lần. Chắc cũng đã thấm mệt với việc ra vào tù như thế này, nên sau năm 2009, anh ta bắt đầu mai danh ẩn tích, biến mất khỏi tầm mắt mọi người. Người ta cũng dần quên đi kẻ từng giả thành hoàng tử Ả Rập này.

7

Mấy năm trôi qua, tới năm 2015, một người tên Khaled Al-Saud lại xuất hiện trong tầm mắt mọi người, kẻ này tự nhận mình đến từ Ả Rập, lại còn là một thành viên trong hoàng thất Ả Rập, vừa có quyền vừa có thế.

Không ít kẻ ngay sau khi biết được thân phận của người này lập tức chạy lại tặng quà lấy lòng anh ta. Trong số quà tặng đó có không ít châu báu xa hoa.

Anh ta cũng nhanh chóng lấy được sự tin tưởng của mọi người và công bố mình chuẩn bị thành lập một công ty đầu tư, sắp niêm yết nên cần thêm các khoản đầu tư góp vốn khác. Vì thân phận hoàng thất Ả Rập của mình, gã này nhanh chóng kéo được đầu tư, không ít kẻ hào phóng ra tay, chẳng mấy chốc số tiền góp vốn lên tới con số 5 triệu USD.

16

Nhưng những người này không hề biết rằng vị thành viên hoàng thất nọ đã ôm tiền đầu tư của mình bỏ trốn. Còn công ty đầu tư à? Ngay từ đầu đã không tồn tại, chỉ là lớp vỏ nguỵ trang để gạt người mà thôi.

Và anh ta cũng không phải thành viên của hoàng thất Ả Rập gì cả, mà chỉ là một người Mỹ gốc Colombia, tên Anthony Gignac, không sai, anh ta là tên lừa đảo Anthony Gignac đã mai danh ẩn tích mấy năm trước. Sau vài năm, anh ta lại quay về và lấy thân phận hoàng thất để lừa gạt một số tiền lớn.

Sau khi nhận được tin cảnh sát đã nhanh chóng vào cuộc, nhưng Anthony lại lần nữa biến mất không còn tung tích gì.

Ngay sau đó vào tháng 3 năm 2017, Anthony xuất hiện ở Miami với thân phận thành viên hoàng thất Ả Rập.

14

Lúc này anh ta có một kế hoạch lớn hơn, muốn mua lại một khách sạn trị giá mấy chục triệu USD ở Miami. Anh ta lái một chiếc Ferrari bằng giấy phép ngoại giao giả đến trước khách sạn, ở lại khách sạn này 1 thời gian.

Cũng giống như trước đây, anh ta công bố mình là thành viên hoàng thất Ả Rập, trong thời gian ở lại, anh ta được nhân viên khách sạn tiếp đón nồng hậu, và vẫn vung tay chi tiêu bằng thẻ tín dụng lấy danh nghĩa của thành viên hoàng thất Ả Rập.

15

Từ tháng 3, Anthony bắt đầu tìm cách mua lại khách sạn, mọi việc dường như luôn nằm trong tầm kiểm soát của anh ta, phi vụ mua khách sạn này xem chừng cũng sắp thành công. Thế nhưng chắc rằng Anthony kinh nghiệm phong phú đã không ngờ rằng thứ đang chờ đợi anh ta lại là nhà tù của sở cảnh sát.

Trong suốt những năm tháng đi lừa gạt của mình, anh ta đã đổi qua rất nhiều cái tên bao gồm: Khaled Al-Saud, Khalid Al-Saud, Khalid Bin Al-Saud, Khalid Bin Sultan Al-Saud và Sultan Bin Khalid Al Saud...

Những cái tên nhìn qua không khác nhau là bao này, cho dù là người cẩn thận mấy cũng sẽ có lúc nhìn nhầm, cũng chính vì những cái tên gần gần giống nhau này đã làm Anthony lòi đuôi chuột.

9

Tháng 11 năm 2017, anh ta dùng một hộ chiếu giả ngồi máy bay từ Luân Đôn đến New York, đầu tiên công bố tên và thân phận hoàng thất của mình với mọi người, còn nói mình được quyền miễn ngoại giáo, mỗi vài tiếng phải báo cáo cho quốc viên Mỹ.

Nhưng nhân viên sân bay lại phát hiện cái tên anh ta nói và cái tên trên hộ chiếu không giống nhau. Không lâu sau, nhân viên sân bay nhận ra anh ta có thể là một tên lừa đảo và báo cảnh sát.

17

Vì dùng quá nhiều tên, nên Anthony đã lẫn lộn tên của chính mình, sau nhiều năm lẩn trốn, anh ta lại vào tù uống trà với cảnh sát, lần này Anthony không chỉ bị khởi tố vì tội lừa gạt mấy triệu USD hay làm giả thân phận, mà số tiền anh ta lừa gạt từ năm 2015-2017 đã đạt tới con số mấy chục triệu USD.

Vả lại cảnh sát còn lục soát được trong nhà anh ta một lượng lớn giấy phép ngoại giao giả, huy chương ngoại giao, thẻ hội viên và thẻ ngân hàng trên danh nghĩa một thành viên hoàng thất Ả Rập có thật.

Giả tạo thân phận, giả làm nhân viên chính phủ nước ngoài, lừa đảo với số tiền lớn là tội danh anh ta bị kiện. Tháng 8 năm 2018, toà án thẩm tra xử lý và phán Anthony hơn 30 năm tù.

6

Kiếp sống vương tử lừa đảo hơn mấy chục năm của Anthony xem như đã chấm dứt hoàn toàn từ đây.

Theo: Sohu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.