• Về đầu trang
Chế Li
Chế Li

Nhức nhối nạn 'phân biệt chủng tộc' ở Nhật: Sự miệt thị tinh vi ẩn sau nụ cười hiếu khách

Cuộc sống

Sự phân biệt đối xử đối với người ngoại quốc ở Nhật Bản diễn biến âm thầm suốt nhiều năm qua và trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh nước Nhật đang cần lực lượng lao động nhập cư để duy trì nền kinh tế khổng lồ.

Các nhà hoạt động nhân quyền lo ngại rằng những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nhật Bản sẽ càng trở nên sâu sắc hơn khi quan điểm bảo thủ của người Nhật xung đột với nhu cầu của đất nước.

phan biet chung toc o nhat ban

Nạn phân biệt chủng tộc ở Nhật nghiêm trọng đến mức nào? (ảnh minh họa)

Chính phủ Nhật biết rằng nguồn nhân lực dồi dào từ những đất nước như Trung Quốc và Việt Nam là cứu cánh duy nhất cho gánh nặng dân số già và thiếu hụt lao động.

Người Nhật miễn cưỡng chấp nhận người ngoại quốc đến làm việc ở nước mình nhưng lại không muốn họ trở thành một phần của xã hội, thái độ kỳ thị đó bị vạch trần thông qua những bằng chứng không thể chối cãi.

phan biet chung toc o nhat ban 2

Ông Arudo chụp hình trước một cửa hiệu Nhật Bản có dán thông báo mang ý nghĩa phân biệt chủng tộc.

Rảo bước trên những con phố nhộn nhịp của Nhật Bản, nhà hoạt động nhân quyền Debito Arudo phát hiện một nhà tắm công cộng với bảng hiệu có đại ý: ''chỉ dành cho người Nhật''. Một số cửa hiệu khác còn ghi rõ trên biển hiệu là họ không chào đón người Trung Quốc.

Có thể một số người Trung Quốc khi đến Nhật lần đầu sẽ sốc khi bị kỳ thị nhưng ông Arudo cho biết tình trạng này từ lâu đã trở nên rất bình thường. Vào tháng 11 năm ngoái, công ty mỹ phẩm Pola của Nhật bị dư luận quốc tế chỉ trích khi dán cảnh báo: ''cấm người Trung Quốc'' bằng cả hai thứ tiếng Nhật và Trung ở cửa ra vào.

2111111 1 768x408

Cảnh báo trước cửa hàng mỹ phẩm Pola từng được chia sẻ trên Weibo khiến cộng đồng mạng Trung Quốc phẫn nộ.

Mặc dù sau đó lãnh đạo công ty Pola đã có động thái xin lỗi và cam kết sẽ trừng phạt các nhân sự có trách nhiệm ở cửa hiệu nói trên nhưng sự việc đã nhanh chóng ''chìm xuồng'' và truyền thông chính thống ở Nhật cũng không muốn đào sâu làm rõ. Dư luận quốc tế cho rằng người Nhật chỉ muốn đổ lỗi cho một số cá nhân để dễ dàng che đậy vụ việc mà thôi.

Debito Arudo đã nhập quốc tịch và sinh sống ở Nhật Bản từ năm 2000, ông từng thấy nhiều biển hiệu có ý phân biệt chủng tộc như của Pola và cho biết rằng người Nhật thể hiện thái độ kỳ thị ngày một thường xuyên và rõ ràng hơn.

phan biet chung toc o nhat

Một người biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Nhật.

Arudo nói:

Kể từ những năm 80 thế kỷ trước, chính phủ Nhật đã nói rằng đất nước đang trong quá trình quốc tế hóa và sự đa dạng trong xã hội sẽ được chấp nhận một cách tích cực. Tuy nhiên tình hình hiện tại đã cho thấy điều ngược lại.

Một ví dụ cụ thể nhất cho thấy chính phủ Nhật chỉ nói suông về quá trình quốc tế hóa là việc ông Shintaro Ishihara, cựu thị trưởng Tokyo từng có phát ngôn phân biệt chủng tộc khi nói về những người lao động nhập cư.

Ông ta gọi người ngoại quốc bằng từ ''三国人'' (sankokujin - tam quốc nhân), một cách gọi mang nghĩa xem thường vốn được người Nhật dùng để chỉ người Trung Quốc, Triều Tiên và Đài Loan (những nước từng nằm dưới sự cai trị của quân phiệt Nhật trong Thế chiến thứ hai, tất nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ).

shintaro ishihara salute taiyozoku media classification

Ishihara Shintaro, chính trị gia người Nhật có quan điểm cực đoan về người ngoại quốc nhưng lại được người dân Nhật Bản yêu quý.

Phát ngôn của Ishihara không chỉ gợi lại sự tự hào đối với thời kỳ đỉnh cao của Phát xít Nhật mà còn hạ thấp các dân tộc khác, cho rằng người Nhật là ''thượng đẳng''. Ở Nhật, ''sankokujin'' còn đồng nghĩa với tội phạm. Ishihara từng cảnh báo Cục Phòng Vệ Nhật Bản rằng nếu có thiên tai nghiêm trọng xảy ra ở Tokyo, các ''sankokujin'' sẽ gây mất trật tự xã hội.

Bất chấp những lời chỉ trích sau phát ngôn cực đoan nói trên, Ishihara đã không hề có động thái xin lỗi trước công luận. Chẳng những vậy, người dân Tokyo còn chứng tỏ họ đồng tình với Ishihara khi liên tục bầu ông trở thành thị trưởng suốt 3 nhiệm kỳ trước khi ông bãi nhiệm vào năm 2012.

Debito Arudo giải thích:

Những phát ngôn của Ishihara khiến người Nhật nghĩ rằng dân nhập cư là nguồn cơn của tội phạm ở Nhật Bản. Và tôi biết rằng suy nghĩ đó sẽ không bao giờ bị xóa bỏ.

phan biet chung toc o nhat 1

Một số lao động người Triều Tiên biểu tình chống phân biện đối xử ở Nhật Bản.

Ở Nhật, trường học không phải dành cho tất cả. Lãnh đạo nhà trường được quyền từ chối không nhận học sinh là trẻ em người ngoại quốc với lý do "người ngoại quốc không theo kịp chương trình học hoặc quá khó để giáo viên có thể dạy cho chúng''.

Chính sách này dẫn đến hệ lụy là 20.000 trẻ em người nước ngoài ở Nhật không biết tiếng Nhật vì không có cơ hội tiếp cận nền giáo dục, 40% trong số trẻ em đó vốn được sinh ra ở Nhật, gia đình của chúng có 3 thế hệ đã sống và làm việc ở Nhật.

phan biet chung toc o nhat 2

Bìa một tạp chí về an ninh trật tự ở Nhật có tựa đề: ''Bí mật về những vụ án gây ra bởi tội phạm nước ngoài.''

Hiện nay, phong trào bài ngoại ở Nhật đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi tình hình bạo loạn diễn ra ngày một phức tạp ở Châu Âu với sự tham gia của phần lớn dân nhập cư. Người Nhật tin rằng nếu không có người nhập cư thì cũng không có bạo loạn xảy ra.

Nhà hoạt động nhân quyền Debito Arudo nhấn mạnh:

Quan điểm trên của Nhật chỉ tập trung vào những người nhập cư mà quên đi những tội ác được gây ra bởi chính người Nhật. Đó là cách mà những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tự huyễn hoặc mình, nó không thực.

debitoyunohana1

Debito Aduro, nhà hoạt động nhân quyền đã dành cả cuộc đời để chống lại nạn phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa apartheid.

Arudo cho rằng chính quyền Nhật Bản đang cố gắng xây dựng một hình ảnh nước Nhật mở cửa, thân thiện với người nước ngoài trước thềm Olympic 2020 khai mạc tại thủ đô Tokyo, tuy nhiên đó chỉ là lớp vỏ bọc tinh vi mà thôi.

Arudo nói:

Tôi thấy họ đang cố tìm cách thu hút thêm du khách và dòng tiền từ dịch vụ du lịch.

Lúc đó họ sẽ được chào đón nồng nhiệt, nhưng khi cuộc vui kết thúc thì người Nhật sẽ thở phào nhẹ nhõm mà ''bái bai'' khách du lịch như vừa trút được một gánh nặng.

Hiện tại Nhật Bản có nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc với tổng trị giá đến hơn 15.000 tỷ USD.

Mặc dù vậy, nước Nhật đang thiếu hụt lao động và sẽ sớm phụ thuộc vào nhân lực nước ngoài nếu muốn duy trì bộ máy sản xuất khổng lồ. Sự phân biệt chủng tộc sẽ chỉ là rào cản trong quá trình hội nhập và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành quả của chính người Nhật.

Theo: South China Morning Post & Debito Arudo
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.