• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Những câu chuyện có thật đọc xong là sợ (P1: Alexander Đại đế)

Kinh dị

Anatoly Moskvin biết nói 13 thứ tiếng, từng là một nhà báo cho thành phố lớn thứ năm của Nga, Nizhny Novgorod. Bố mẹ của ông từng tin rằng họ có một gia đình lành mạnh, góp ích cho xã hội bằng nhiều cách, nhưng hóa ra ông lại là một tượng đài kinh dị sống.

Ban đầu, ai cũng nghĩ rằng Moskvin chỉ thích sưu tầm búp bê, nhưng đâu ai biết rằng những con búp bê có vẻ ngoài vintage đó lại là xác chết đã được ướp khô của 29 phụ nữ và trẻ em.

Câu chuyện của Moskvin cho chúng ta thấy rõ rằng gần như lúc nào đời thật cũng kinh dị hơn phim ảnh viễn tưởng.

Khi nói về những anh hùng và nhà lãnh đạo tài tình, Alexander Đại đế gần như sẽ nằm trong top 3 của đa số mọi người. Ông kế vị cha mình là Philip đệ Nhị của xứ Macdedonia khi chỉ mới 20 tuổi và từ đó đã thành công nhanh chóng khi ông đặt mục tiêu là mở rộng đế chế của mình đến tận cùng thế giới và ngoài những vùng biển vĩ đại. Và ông thật sự đã rất thành công khi tiến xa được đến tận Ấn Độ cho đến khi những người lính đã quá bất mãn vì nhớ nhà. Tất cả những sự thành công này, nhưng cuộc đời lại tệ bạc khi lấy đi mạng sống của Alexander khi ông chỉ mới 32 tuổi. Và từ đó, những bí ẩn xoay quanh cái chết của Alexander Đại đế bắt đầu nổi lên.

Khi thi thể của Alexander Đại đế vẫn còn nguyên mà không bị phân hủy trong suốt 6 ngày kể từ khi ông qua đời, người Hy Lạp cổ đã rất kinh ngạc. Những tín đồ của ông vững tin rằng đây là bằng chứng xác thực việc Alexander là một vị thần, nhưng khoa học hiện đại đã đưa ra một lời giải thích khác. Theo họ, thân thể của Alexander Đại đế không phân hủy sau khi chết là vì bản thân ông chưa hề qua đời.

Alexander Đại đế rất có thể là một trong những trường hợp bị chôn sống nổi tiếng nhất lịch sử.

Theo Plutarch, nhà sử học Hy Lạp cổ đại, tác giả của cuốn Cuộc Sống Song Song xuất bản vài thế kỷ sau triều đại của Alexander, nhà chinh phạt vĩ đại có thể đã qua đời vào năm 323 trước Công Nguyên.

Sau một lần nhậu tới bến kéo dài suốt 24 giờ, Alexander bị sốt và cảm thấy đau đột ngột ở lưng, như thể vừa bị đâm bởi một ngọn giáo. Ngay sau đó, ông bị tê liệt toàn thân, nghĩa là không có cách nào mà Alexander có thể giao tiếp. Cuối cùng, ông được tuyên bố là đã qua đời ở tuổi 32.

Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự dẫn đến cái chết của Alexander Đại đế vẫn còn là một ẩn số trong suốt nhiều thiên niên kỷ tiếp theo. Nhưng gần đây, một nghiên cứu mới có thể đã giải được bí ẩn này.

Vào tháng Hai năm 2019, tiến sĩ Kinda Hall của đại học Otago ở New Zealand đã xuất bản nghiên cứu của mình, giả thuyết rằng Alexander Đại đế đã mắc phải hội chứng Guillain-Barré (GBS), một hội chứng hiếm gặp làm cho nạn nhân của nó bị bại liệt toàn thân. Theo Hall, hội chứng này có thể dẫn đến sốt, đau bụng, và tê liệt, những triệu chứng hoàn toàn phù hợp với miêu tả của Plutarch về “cái chết” của Alexander Đại đế.

Trở lại thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, các bác sĩ không dùng mạch của bệnh nhân để chẩn đoán họ có tử vong hay chưa, họ chỉ xem liệu bệnh nhân có còn thở hay không thôi. Và vì Alexander bị tê liệt, cơ thể của ông cần ít oxy hơn và hơi thở của ông cũng giảm xuống ở mức tối thiểu. Do đó, với việc đồng tử giãn ra và thiếu phản ứng cơ thể, cách giải thích hợp lý nhất của các bác sĩ thời đó là ông đã chết.

Hall nghĩ rằng Alexander bị báo tử sớm trước 6 ngày, cũng là lý do mà Plutarch miêu tả thi thể ông vẫn còn “nguyên vẹn và tươi mát” sau nhiều ngày liền mà không phân hủy. Hoặc, nói một cách ngắn gọn hơn, Alexander Đại đế đã bị chôn sống.

Một số học giả khác đang tìm cách phản bác luận điểm của Hall. Họ nói rằng, tài liệu nguồn mà Hall dùng để tham khảo được viết hơn 400 năm sau cái chết của Alexander và gần như không thể phán đoán chính xác được nguyên nhân chết của ai đó nếu như chúng ta không có hài cốt của họ (Nơi yên nghỉ cuối cùng của Alexander Đại đế cho đến ngày nay vẫn chưa được thống nhất).

Nhưng để nói tóm gọn lại thì không ai trong chúng ta có thể biết chính xác nguyên nhân tử vong của Alexander Đại đế. Những chi tiết mà chúng ta có được từ các văn bản cổ là các yếu tố mà những tác giả cổ đại cho là thú vị. Khi Hall nói rầng danh sách những triệu chứng từ các văn bản miêu tả cái chết của Alexander là không đầy đủ, chúng ta phải hiểu rằng các tác giả cổ đại đã không cung cấp đủ các triệu chứng cho chúng ta. Họ chỉ đang mô tả những gì mà họ nghĩ, với đầu óc của những người sống ở thời kỳ đó, là đủ liên quan để ghi lại. Chúng ta có thể dùng các văn bản y học cổ đại để cố gắng tìm ra lý do tại sao người cổ đại nghĩ rằng Alexander đã qua đời, nhưng chúng ta, với sự tiến bộ trong công nghệ và y khoa ngày nay, cũng sẽ không bao giờ có đủ các công cụ chẩn đoán để trả lời một cách dứt khoát nguyên nhân dẫn đến cái chết của vị Đại đế.

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.